Multimedia Đọc Báo in

Thu hút chuyên gia nước ngoài hoạt động khoa học & công nghệ tại Việt Nam

08:48, 27/09/2014

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam được hưởng chính sách quy định tại Nghị định này nếu đáp ứng một trong các điều kiện: Có sáng chế hoặc giống cây trồng được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam; có công trình nghiên cứu KH&CN xuất sắc phù hợp với nhiệm vụ KH&CN thực hiện tại Việt Nam; có bằng tiến sĩ, đã và đang giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tại cơ sở nghiên cứu có uy tín ở nước ngoài trong lĩnh vực chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH&CN tại Việt Nam...

Căn cứ nhu cầu phát triển KH&CN và theo đề nghị của cơ quan sử dụng, Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc sử dụng đối với các trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định nêu trên.

Nghị định nêu rõ, người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của Nghị định này và thành viên gia đình họ (bao gồm bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được cấp thị thực nhiều lần hoặc Thẻ tạm trú với thời hạn tối đa theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam…

Ngoài chính sách thu hút về xuất nhập cảnh và cư trú nêu trên, Nghị định còn quy định chính sách về tuyển dụng, lao động, học tập, về lương, nhà ở, về tiếp cận thông tin, khen thưởng, vinh danh... đối với người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 10-11-2014.

T.H (Nguồn chinhphu.vn)
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.