Multimedia Đọc Báo in

Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước

20:26, 26/06/2016

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND, ngày 20-6-2016 về việc quy định một số định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

a
Đại biểu tham dự Hội thảo “Công bố khoa học và hợp tác đối tác khoa học công nghệ (KHCN) các tỉnh Tây Nguyên” tổ chức tại TP. Buôn Ma Thuột: (Ảnh minh họa)

Quyết định áp dụng đối với các cơ quan quản lý và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước; các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN có sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Cụ thể, tiền công lao động trực tiếp cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KHCN được tính theo ngày công lao động quy đổi (8 giờ/1 ngày, trường hợp có số giờ công lẻ, trên 4 giờ được tính 1 ngày công, dưới 4 giờ được tính ½ ngày công) và mức lương cơ sở do Nhà nước quy định tại thời điểm xây dựng dự toán. Trong trường hợp nhiệm vụ KHCN có nhu cầu thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài phối hợp nghiên cứu thì tổng dự toán kinh phí chi thuê chuyên gia trong nước không quá 20% và thuê chuyên gia nước ngoài không quá 25% tổng dự toán kinh phí chi tiền công trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KHCN. Dự toán chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên liệu, vật liệu, chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định được xây dựng trên cơ sở thuyết minh dự kiến khối lượng công việc, chế độ, định mức hiện hành và các báo giá liên quan. Ngoài ra, Quyết định này còn quy định sự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu; chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KHCN; chi quản lý chung nhiệm vụ KHCN…

UBND tỉnh giao Sở KH&CN tổ chức thẩm định kinh phí từng nhiệm vụ KHCN theo đúng quy định trước khi trình UBND tỉnh cho phép thực hiện.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.