Multimedia Đọc Báo in

Triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020

14:12, 04/07/2016

UBND tỉnh ban hành Công văn số 4909/UBND-TH, ngày 24-6-2016 gửi Sở Khoa học và Công nghệ về thực hiện Quyết định số 1062/QĐ-TTg, ngày 14-6-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020.

a
Sáng chế “Kéo cắt cành trụ tiêu trên cao” của nông dân Hoàng Công Hải, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột đoạt giải Khuyến khích trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IV, năm 2013

UBND tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định.

Theo đó, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 nhằm nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho khoảng 1.000 cá nhân, tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí để triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của địa phương; Quản lý các Dự án được xây dựng và triển khai trên cơ sở kết quả thực hiện các mô hình điểm đã được tổng kết, nghiệm thu hoặc giải quyết vấn đề phát triển sản xuất, kinh doanh thuộc địa phương, đơn vị và phù hợp với năng lực tổ chức quản lý ở địa phương; phối hợp thực hiện các dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
 

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.