Những lá thư độc đáo của Đoàn Văn Cừ và Hoài Thanh
14:38, 19/07/2010
Trước khi trở thành nhà thơ, Đoàn Văn Cừ là một nhà giáo dạy học tại quê nhà (làng Đô Quan, Nam Trực, Nam Định). Ông chỉ thực sự được chú ý khi cho đăng một số bài thơ như: Chợ Tết, Đám hội, Đám cưới mùa xuân… trên báo Ngày Nay. Đều viết về thôn quê như thi sĩ đồng hương Nguyễn Bính nhưng thơ Đoàn Văn Cừ không hướng nội, đượm buồn mà mỗi bài thơ của ông đều là một bức tranh sinh động, phồn thực và rực rỡ sắc màu.
Ngay sau khi xuất hiện trên báo, thơ của ông đã nhanh chóng lọt vào “đôi mắt xanh” của Hoài Thanh khi nhà phê bình văn học này đang xúc tiến việc biên soạn cuốn Thi nhân Việt Nam (cùng Hoài Chân). Trong cuốn sách nổi tiếng này, Hoài Thanh đã giới thiệu về Đoàn Văn Cừ với đầy tính phát hiện về lối thơ đồng quê tả chân, giản dị mà giàu màu sắc có một không hai trong nền thơ ca Việt Nam thời bấy giờ. Đồng thời, nhà phê bình văn học cũng dành những lời đánh giá thật thỏa đáng, chính xác về thơ Đoàn Văn Cừ: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ…nghĩ đến Đoàn Văn Cừ là tôi lại nghĩ đến Tết”. Tuy vậy, do điều kiện liên lạc thời bấy giờ và cũng do dụng ý của Đoàn Văn Cừ muốn làm “ẩn sĩ sông Ngọc” nên khi viết những dòng trên (và cả một thời gian dài sau đó nữa) Hoài Thanh vẫn không có được những thông tin cần thiết nhất về nhà thơ mà mình yêu quý...
Phải gần ba mươi năm sau, vào mùa xuân năm 1967, Hoài Thanh bất ngờ nhận được một lá thư chỉ gồm hai dòng thơ :
Lời thơ tuy chẳng còn xinh
Trăm năm giấy nát nhưng tình còn vương
Kỳ lạ và thú vị là lá thư không đề tên và địa chỉ người gửi nhưng Hoài Thanh vẫn nhận ra đó là Đoàn Văn Cừ. Hai dòng thơ trên bộc lộ nỗi lòng băn khoăn của nhà thơ nghĩ rằng có thể Hoài Thanh đã quên mình, còn ông thì lúc nào cũng nhớ ơn Hoài Thanh – người đã phát hiện, trân trọng thơ ông để động viên ông tin tưởng, vững bước vào con đường thơ.
Bất ngờ hơn nữa là mấy ngày sau Đoàn Văn Cừ bỗng nhận được thư của Hoài Thanh và cũng chỉ gồm hai dòng:
Trăm năm vì nỗi hẹn hò
Cây đa, bến nước con đò vẫn đưa
Hoài Thanh đã bộc lộ tình cảm của mình rằng ông vẫn luôn yêu mến thơ cũng như vẫn theo dõi bước đường văn chương của Đoàn Văn Cừ bấy lâu nay. Điều độc đáo ở chỗ Hoài Thanh đã thay chữ lỗi bằng chữ nỗi và chữ khác bằng chữ vẫn trong hai câu ca dao quen thuộc:
Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa, bến nước con đò khác đưa
Chỉ thay đổi hai chữ mà ý nghĩa của câu ca dao đã khác hẳn và Hoài Thanh đã nói hết lòng mình bằng hai chữ đó. Qua đây, ta càng hiểu sự tinh tế và sống trọng tình nghĩa của nhà thơ Đoàn Văn Cừ và nhà phê bình văn học Hoài Thanh!
Ngay sau khi xuất hiện trên báo, thơ của ông đã nhanh chóng lọt vào “đôi mắt xanh” của Hoài Thanh khi nhà phê bình văn học này đang xúc tiến việc biên soạn cuốn Thi nhân Việt Nam (cùng Hoài Chân). Trong cuốn sách nổi tiếng này, Hoài Thanh đã giới thiệu về Đoàn Văn Cừ với đầy tính phát hiện về lối thơ đồng quê tả chân, giản dị mà giàu màu sắc có một không hai trong nền thơ ca Việt Nam thời bấy giờ. Đồng thời, nhà phê bình văn học cũng dành những lời đánh giá thật thỏa đáng, chính xác về thơ Đoàn Văn Cừ: “Trong các nhà thơ đồng quê, không ai có ngòi bút dồi dào mà rực rỡ như Đoàn Văn Cừ…nghĩ đến Đoàn Văn Cừ là tôi lại nghĩ đến Tết”. Tuy vậy, do điều kiện liên lạc thời bấy giờ và cũng do dụng ý của Đoàn Văn Cừ muốn làm “ẩn sĩ sông Ngọc” nên khi viết những dòng trên (và cả một thời gian dài sau đó nữa) Hoài Thanh vẫn không có được những thông tin cần thiết nhất về nhà thơ mà mình yêu quý...
Phải gần ba mươi năm sau, vào mùa xuân năm 1967, Hoài Thanh bất ngờ nhận được một lá thư chỉ gồm hai dòng thơ :
Lời thơ tuy chẳng còn xinh
Trăm năm giấy nát nhưng tình còn vương
Kỳ lạ và thú vị là lá thư không đề tên và địa chỉ người gửi nhưng Hoài Thanh vẫn nhận ra đó là Đoàn Văn Cừ. Hai dòng thơ trên bộc lộ nỗi lòng băn khoăn của nhà thơ nghĩ rằng có thể Hoài Thanh đã quên mình, còn ông thì lúc nào cũng nhớ ơn Hoài Thanh – người đã phát hiện, trân trọng thơ ông để động viên ông tin tưởng, vững bước vào con đường thơ.
Bất ngờ hơn nữa là mấy ngày sau Đoàn Văn Cừ bỗng nhận được thư của Hoài Thanh và cũng chỉ gồm hai dòng:
Trăm năm vì nỗi hẹn hò
Cây đa, bến nước con đò vẫn đưa
Hoài Thanh đã bộc lộ tình cảm của mình rằng ông vẫn luôn yêu mến thơ cũng như vẫn theo dõi bước đường văn chương của Đoàn Văn Cừ bấy lâu nay. Điều độc đáo ở chỗ Hoài Thanh đã thay chữ lỗi bằng chữ nỗi và chữ khác bằng chữ vẫn trong hai câu ca dao quen thuộc:
Trăm năm vì lỗi hẹn hò
Cây đa, bến nước con đò khác đưa
Chỉ thay đổi hai chữ mà ý nghĩa của câu ca dao đã khác hẳn và Hoài Thanh đã nói hết lòng mình bằng hai chữ đó. Qua đây, ta càng hiểu sự tinh tế và sống trọng tình nghĩa của nhà thơ Đoàn Văn Cừ và nhà phê bình văn học Hoài Thanh!
Trần Văn Lợi
(st)
Ý kiến bạn đọc