Cô lái đò sông Châu của Nguyễn Bính
Năm 1965, giặc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc dữ dội, Ty Văn hóa Nam Hà trong tình hình chiến sự ác liệt ấy buộc phải sơ tán về xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân. Nhà thơ Nguyễn Bính làm biên tập viên văn nghệ của Ty Văn hóa, nên mỗi ngày phải cất công đi từ thành phố Nam Định về xã Lý Nhân. Đi theo đường chính thì xa nên ông thường đi tắt qua một con sông cho gần. Con sông Châu thơ mộng, đôi bờ xanh mướt cây trái ấy đã trở thành giai thoại đẹp cho cuộc tình của chàng thi sĩ đa tình với cô lái đò ngang.
Số là thế này, nhà thơ Nguyễn Bính đã có bài thơ Cô lái đò rất nổi tiếng từ trước cách mạng, in trong tập “Lỡ bước sang ngang” năm 1940. Không biết vì lẽ gì mà cô gái chèo đò tuyệt nhiên không hề lấy tiền đò của Nguyễn Bính lần nào, dù mỗi lần quá giang bao giờ nhà thơ cũng rút tiền để trả. Thế là lâu ngày thành chuyện cho thiên hạ xì xào, anh em trong phòng văn nghệ của Ty Văn hóa bắt đầu bàn tán xôn xao, người ý thế này, người ý thế kia không biết đâu mà lần. Nhưng ý kiến thống nhất chung là cho rằng chắc cô lái đò sông Châu ấy mê thơ Nguyễn Bính quá, nhất là bài Cô lái đò nên mới vận mình vào. Từ cảm phục rồi đến quý trọng, và còn biết đâu là… thầm thương Nguyễn Bính nữa!
Cuối năm ấy, đúng vào dịp ba mươi tết, Nguyễn Bính mất đột ngột tại nhà một người bạn. Sau này, thông qua các bạn văn của nhà thơ, chúng ta mới biết khổ thơ cuối bài thêm vào đó đích thị là của người đẹp sông Châu, nàng tên Thoa - người mà nhiều lần đã không lấy tiền đò tác giả “Lỡ bước sang ngang” mỗi lần qua sông, và chúng ta cũng không biết tác giả đi đường ấy để ngắm người đẹp hay chỉ để cho gần đường đi!
Ý kiến bạn đọc