Multimedia Đọc Báo in

Sắc màu Tây Nguyên trong tranh của họa sĩ Y Nhi Ksor

09:28, 15/04/2011

P5F4EPCAE5OO4ACAF80VXMCAPXND0WCALNTQMSCADUAMFXCAVRU80LCAQBBQ5JCA8HRL71CAWRD89XCA7Y5M99CAAA8GR3CA0SLBK6CA325G1YCAWPXERKCAPVTBEICAMUWI8PCATX0GNICADKZZ8TCAF608NJ.jpg
Họa sĩ Y Nhi Ksor bên tác phẩm "Mùa hoa cà phê - 1998".

Sinh năm 1960 tại buôn Sek, xã Dliê Ya, huyện Ea H’leo (Dak Lak), sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Mỹ thuật Huế (năm 1988), Họa sĩ Y Nhi Ksor trở về công tác tại Trường Văn hóa Nghệ thuật (nay là Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Dak Lak). Hiện nay, số lượng tác phẩm của anh dù khiêm tốn (tất cả khoảng chừng 30 bức tranh) nhưng giải thưởng lại khá nhiều.

Tác phẩm đầu tay "Hội xoang Rap - năm 1988" đã được tác giả vẽ bằng chất liệu sơn dầu, miêu tả về những đêm xoang ở đại ngàn.

Với kỹ thuật sơn mài đơn giản, họa sĩ Y Nhi Ksor đã làm lột tả được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của cuộc sống lao động và tâm hồn con người Tây Nguyên trên những bức ký họa. Vẻ đẹp đó là nhịp sống, là sinh hoạt, những mùa lễ hội, đời sống tâm linh... của con người và truyền thống văn hóa miền đất cao nguyên nắng gió.

Trong tác phẩm "Đi dự hội - 2000" dường như trên mỗi gương mặt đều sáng lên nỗi khát khao, chờ đón lễ hội đang đến trong niềm vui phấn chấn, hồn nhiên.

Không chỉ dừng lại sự tiếp xúc văn hóa, con người Tây Nguyên ở những biểu hiện bề ngoài như nhà rông, nhà mồ, rượu cần, lễ hội..., anh còn hướng đến cõi nội tâm sâu kín và cái hồn của vùng đất, con người cao nguyên.

Người xem sẽ cảm nhận được hơi thở Tây Nguyên từ những buổi bắt đầu gieo hạt qua tác phẩm "Mùa tra hạt - 1993"...
... đến niềm vui được mùa qua tác phẩm "Được mùa - 2004".

Người xem sẽ cảm nhận được hơi thở Tây Nguyên từ những ngày cùng người dân lên rẫy gieo hạt qua tác phẩm "Mùa tra hạt - 1993" đến niềm vui của họ khi vụ mùa bội thu, nhà nhà no ấm qua tác phẩm "Được mùa - 2004"; cũng có thể là nỗi khát khao, chờ đón lễ hội đang đến trong niềm vui phấn chấn, hồn nhiên qua các tác phẩm “Hội làng - 1994”, “Đi dự hội - 2000”, “Múa hội - 2004”; hay tục lệ cưới xin khi trai gái đến tuổi dựng vợ - gả chồng, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc bản địa đã được tác giả tái hiện lại qua tác phẩm “Lễ trao vòng - 2004”; hoặc say mê, chếnh choáng bên ché rượu cần trong những ngày lễ hội âm vang tiếng cồng chiêng qua tác phẩm “Rượu mừng - 1998"...

Tục lệ cưới xin khi trai gái đến tuổi dựng vợ - gả chồng là nét đẹp truyền thống của dân tộc bản địa được tác giả tái hiện lại qua tác phẩm “Lễ trao vòng -2004”.

Y Nhi tâm sự: "Tây Nguyên là nơi tôi sinh ra, lớn lên và gắn bó ruột thịt. Vì vậy tôi luôn yêu thương và mãi mãi muốn khám phá, thể hiện trong các tác phẩm của mình".

H.C


Ý kiến bạn đọc