Mùa cốm
17:39, 08/11/2010
Hà Nội khi vào thu, không khí thu tràn khắp lối cũng là lúc mùa cốm gõ cửa. Làng nghề làm cốm của Hà Nội từ lâu đã trở thành một nét đẹp, một dấu ấn rất Hà Nội. Lang thang phố, tôi bắt gặp gánh hàng cốm của một phụ nữ. Chị đon đả mời tôi thử cốm rồi giải thích rằng đây là cốm làng Mễ Trì chứ không phải cốm làng Vòng, nhưng hương vị, độ ngọt, dẻo, dai của cốm không thể chê vào đâu được. Tôi bồi hồi bởi một vùng ký ức về cốm ùa về.
Một năm, người Hà Nội được hai lần thưởng thức cốm tươi của cốm mùa và cốm chiêm. Những năm gắn bó ở Hà Nội, tôi may mắn được tận hưởng cảm giác sống cùng cốm từ đêm khuya cho tới tờ mờ sáng ở làng Mễ Trì ngày ấy. Các cụ trong làng kể rằng, xưa có người con gái làm dâu làng Vòng đã học được nghề và truyền cho người dân làng mình. Thời ấy, xung quanh làng, ruộng nối ruộng là điều kiện lý tưởng để làng phát triển nghề phụ gắn với cây lúa.
Một năm, người Hà Nội được hai lần thưởng thức cốm tươi của cốm mùa và cốm chiêm. Những năm gắn bó ở Hà Nội, tôi may mắn được tận hưởng cảm giác sống cùng cốm từ đêm khuya cho tới tờ mờ sáng ở làng Mễ Trì ngày ấy. Các cụ trong làng kể rằng, xưa có người con gái làm dâu làng Vòng đã học được nghề và truyền cho người dân làng mình. Thời ấy, xung quanh làng, ruộng nối ruộng là điều kiện lý tưởng để làng phát triển nghề phụ gắn với cây lúa.
Để làm cốm thật ngon, thật ngọt thơm, người dân phải đi cắt lúa từ sáng sớm, lúc hạt lúa đẫm sương mai, tràn sức sống. Khi vào vụ, từ sáng sớm tới tận đêm khuya, tiếng chày khua liên tục, nối tiếp nhau cho kịp vụ. Bởi lẽ thóc non chỉ có thời điểm thu hoạch nhất định thì hạt lúa mới căng mọng sữa khiến hạt cốm dẻo, thơm, dai và có vị ngọt sâu. Khi lúa được gặt về, người thợ phải sơ chế và chế biến thành cốm ngay mới bảo đảm độ tươi, ngon nhất của cốm.Thế nên, khi vào vụ, người làm cốm thay nhau thức trọn đêm.
Lúa non từ ruộng về, các bà, chị chuốt hết lá rồi xếp ngay ngắn trước khi đem tuốt lấy hạt thóc. Khi thóc đã đầy thúng, các bà, các chị lại ngồi tỉ mẩn nhặt sạch những sợi rơm còn sót rồi đem rang chín tới sau đó mang ra giã. Ngày nay, những chiếc cối thủ công và đôi bàn tay khỏe gân guốc của người thợ đã được hỗ trợ bằng máy giã cốm. Trong những lúc chờ mẻ cốm mới, tôi thường bắt gặp khung cảnh những bà, mẹ hay các chị cẩn thận chuốt từng bó rơm buộc gọn ghẽ hay say sưa bó thành những chiếc chổi. Thơm nguyên mùi đồng đất, được phơi dưới cái nắng hanh hao xen chút gió heo may của trời thu khiến hương thơm của lúa, của sương mai, của ruộng đồng như cô đọng lại trong từng sợi rơm khi chuyển màu vàng ngà. Còn nhớ, những ngày thơ bé mỗi lần xong vụ lúa, tôi được ngồi xem bà bó chổi. Những chiếc chổi thơm ngát khiến tôi thích thú mà hít hà và ngêu ngao hát "Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm...". Bà tôi, những lần bó chổi ấy đều không quên bó cho tôi những chiếc thật nhỏ xinh. Cái để quét nhà, cái quét phản, cái làm đồ chơi... Cứ thế tuổi thơ tôi tràn ngập hương lúa mới và những kỷ niệm của rơm, rạ, của những phiên chợ mùa cốm.
Lúa non từ ruộng về, các bà, chị chuốt hết lá rồi xếp ngay ngắn trước khi đem tuốt lấy hạt thóc. Khi thóc đã đầy thúng, các bà, các chị lại ngồi tỉ mẩn nhặt sạch những sợi rơm còn sót rồi đem rang chín tới sau đó mang ra giã. Ngày nay, những chiếc cối thủ công và đôi bàn tay khỏe gân guốc của người thợ đã được hỗ trợ bằng máy giã cốm. Trong những lúc chờ mẻ cốm mới, tôi thường bắt gặp khung cảnh những bà, mẹ hay các chị cẩn thận chuốt từng bó rơm buộc gọn ghẽ hay say sưa bó thành những chiếc chổi. Thơm nguyên mùi đồng đất, được phơi dưới cái nắng hanh hao xen chút gió heo may của trời thu khiến hương thơm của lúa, của sương mai, của ruộng đồng như cô đọng lại trong từng sợi rơm khi chuyển màu vàng ngà. Còn nhớ, những ngày thơ bé mỗi lần xong vụ lúa, tôi được ngồi xem bà bó chổi. Những chiếc chổi thơm ngát khiến tôi thích thú mà hít hà và ngêu ngao hát "Một sợi rơm vàng là hai sợi vàng rơm...". Bà tôi, những lần bó chổi ấy đều không quên bó cho tôi những chiếc thật nhỏ xinh. Cái để quét nhà, cái quét phản, cái làm đồ chơi... Cứ thế tuổi thơ tôi tràn ngập hương lúa mới và những kỷ niệm của rơm, rạ, của những phiên chợ mùa cốm.
Sáng sớm tinh mơ, nghe tiếng chân đất của bà là tôi choàng thức. Mẻ cốm mới giã đêm qua vẫn còn nóng hổi, thơm ngào ngạt đã được chuẩn bị trong thúng úp lá sen. Một bó rơm cùng vài chiếc chổi buộc trên đầu quang gánh, tôi lũn cũn chạy theo bà đi chợ cốm. Chợ họp từ rất sớm, chỉ khoảng 6 giờ sáng là đã tan. Người bán cốm lẻ ở khắp Hà Nội cho đến các nhà làm bánh cốm gia truyền trên Hàng Than... đều tìm về đây để mua cốm. Một phiên chợ đặc biệt bởi lẽ cả phiên bán toàn cốm, lá sen và những chiếc chổi xinh xinh. Trong sương sớm sáng thu, hương thơm của cốm lúc ấy sao mà dịu dàng và quyến luyến đến thế. Nhón một dúm cốm cho vào lòng bàn tay mà nhâm nhi, ngắm cảnh người bán, kẻ mua, trong lòng bình yên lạ. Bình yên trong âm thanh, trong hương sắc, cảnh vật để biết rằng mùa thu đã đến và đang trải mình ra ôm lấy tôi trong mỗi buổi sớm mai mờ sương như thế. Thường thường cốm của các nhà làm nghề trong làng đều được đem bán buôn. Nhưng lâu lâu, bà dặn bớt lại một ít để bà cùng tôi mang bán lẻ mà lấy cớ đi chơi phố. Thế là tôi lại tấp tểnh theo gánh cốm của bà ra phố.
Tôi trở lại Hà Nội đúng dịp Trung thu. Mặc dù, mưa đúng rằm khiến trăng lỗi hẹn với người Hà Nội nhưng vị cốm vẫn nồng nàn lắm. Những cơn mưa khiến người ta cảm nhận rõ hơn vị ngọt của cốm. Một chút cốm non mua ở phiên chợ sớm với nải chuối tiêu chín sẽ làm nên vị ngọt sớm mai và đánh thức mọi giác quan nhạy bén nhất. Hương thơm dịu ngọt, ngai ngái chút hương vị đồng quê được lưu lại trong gói cốm thấm vào hương vị của chuối chín vườn nhà mới tuyệt làm sao. Vị ngọt của chuối tan trong miệng làm nền cho độ dẻo ngọt của cốm khiến người ăn như được thăng hoa, hăng hái hơn...
Nếu như, cốm non ăn nhiều làm bạn ngán vì vị béo và ngọt thì có thể đem rang cốm. Tiếng nổ lép bép vui tai. Nếu được rang trên bếp rơm thì thú vị lắm. Mùi khói của rơm nếp quyện vào nhau khiến những hình ảnh tuổi thơ cứ hiển hiện. Và bỗng chốc tôi thấy mình trở thành thiếu nữ thôn quê, đảm đang và yêu chiều lũ cháu đang đòi ăn cốm rang. Còn nhớ, lúc nhỏ tôi hay đòi được cùng cô tôi nấu cơm vì được đun bếp rơm. Hai cô cháu vừa nấu cơm vừa khều những hạt thóc còn sót lại trong rơm nổ lách tách bắn ra từ bếp lửa để ăn. Những hạt thóc chín tới, nổ nở hoa trắng tinh mà tôi vội vàng nhặt được cho vào miệng nhấm nháp lúc ấy thật ngon, thật ngọt.
Bắc Hà
Ý kiến bạn đọc