Multimedia Đọc Báo in

Nhớ mùa gặt quê nhà

23:12, 24/05/2013
Thời gian trôi qua trên những lần tính đốt tay của mẹ, qua những vụ  lúa đến rồi đi. Mỗi lần mùa gặt đến, mẹ thường lẩm nhẩm xòe những ngón tay chai sần để tính ngày, tính tháng gọi người đến thu hoạch.

Mùa gặt cho tôi biết bao kỷ niệm. Nó là nốt nhạc êm ái nhất trong một năm, sau những kỳ thi vất vả. Tôi tha hồ thơ thẩn ngoài đồng với cái nắng chang chang của mùa hè để cùng mẹ cắt lúa. Đó là công việc luôn mang lại niềm vui cho tôi. Những kỷ niệm của tuổi thơ, của những mùa gặt vẫn còn mãi, mặc cho dòng thời gian cứ vùn vụt trôi qua.

Ảnh: Trà My
Ảnh: Trà My

Trên chuyến xe khách chạy dọc theo quốc lộ, mùa này miền Trung quê tôi đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Những chiếc nón trắng lấp lóa, nhấp nhô ngoài cánh đồng lúa vàng óng. Bóng dáng của các chị, các bà lom khom cắt lúa, xa xa giống như những dấu chấm lơ lửng giữa cánh đồng bát ngát. Những cánh cò trắng cứ chao nghiêng chao nghiêng theo chiều gió. Và tập tục cúng cơm gạo mới ở quê mùa này bắt đầu. Hương thơm của thóc gạo mới, hòa quyện với  những làn nhang thoang thoảng bay trong gió như muốn mời gọi. Những bát cơm gạo mới đó đã nuôi chúng tôi thành người.

Mỗi lần đi đâu xa, tôi nhớ quá bát cơm, tô mì gạo mới của quê mình, mà từ lâu nó đã vào những vần thơ, khúc hát tình quê của con người xứ Quảng. Nhớ cả nụ cười hồn hậu của bà ngoại dưới trăng đạp lúa, nhớ điếu thuốc lá phì phà của ông dưới sương đêm, nhớ cả mùi thơm của những đọt húng quế ăn với tô mì gạo mới mà mẹ hái sau vườn. Chao ôi! Cuộc sống ngày ấy sao giống một trang truyện cổ tích đầy ắp tình thương yêu, đầy ắp tình cảm gia đình, tình yêu lao động và cuộc sống. Những hạt gạo mới được mẹ và bà nâng niu từng chút một, mỗi hạt gạo được xem như một “hạt ngọc trời” mà con cháu chúng tôi không được phung phí.

Mùa gặt trước tôi thường về quê để đi cắt lúa với mẹ. Bởi tôi chỉ tranh thủ được những ngày nghỉ cuối tuần để về phụ mẹ công việc đồng áng. Mùa gặt chính là mùa của những bát nước chè xanh, của những chiếc bánh đa, bánh đúc sau mỗi lần cắt lúa mệt nhoài. Và mùa mà chiếc áo tứ thân của mẹ như sờn vai và cũ hơn bởi những giọt mồ hôi mặn chát. Niềm vui lớn nhất của tôi trong mỗi mùa gặt là được cùng mẹ đốt đồng sau khi gặt xong, được cùng mẹ đi quanh bờ ruộng để nhặt những con cua đồng về nấu canh rau má. Trưa hè nắng chang chang có bát canh cua đồng ngọt lịm thì không có gì sánh bằng. Những bát canh cua đồng gieo vào tôi những nỗi nhớ của một thời lẽo đẽo theo mẹ.

Tôi không nhớ rõ mình bắt đầu theo mẹ ra đồng từ khi nào, chỉ nhớ mỗi mùa thi xong, tôi như một con chim sổ lồng bay về với đồng xanh, với những khúc hát, những tiếng sáo diều vi vu của các bạn cùng trang lứa. Những công việc đồng áng luôn có sức cuốn hút tôi. Khi thì cắt cỏ, khi thì chăn trâu, có khi nhổ đậu cùng mẹ. Lúc còn nhỏ nhờ những lần đi thăm đồng cùng mẹ mà tôi đã học được khá nhiều điều. Nhất là trong việc khám phá ra những màu sắc có trong tự nhiên. Tôi yêu những gam màu ấy. Màu vàng của bông lúa chín, màu xanh của những đám mây, màu tím của những cánh hoa lục bình bồng bềnh dưới nước, màu nắng nhạt nhòa trên những giàn bầu, giàn bí. Lớn lên một chút tôi biết đến khái niệm của màu ký ức, màu của tuổi thơ chập chờn qua những giấc ngủ trưa. Và trong ký ức của tôi luôn tồn tại những bài đồng dao, câu đố vui của một thời chăn trâu, cắt cỏ. Đến bây giờ tuy cầm viên phấn trên bục giảng, tôi vẫn không quên những bài học mà thiên nhiên đã dành tặng cho mình ngày ấy.

Mùa gặt này về không còn bóng dáng của những con trâu đồng thảnh thơi nhai cỏ, của dáng người cúi lom khom cắt lúa. Những chiếc máy đập liên hợp đã trở về trên cánh đồng quê mà mấy cụ già gọi tắt là “trâu sắt”. Dẫu biết là những con trâu sắt ấy sẽ thay thế sức người, mẹ tôi đỡ vất vả hơn. Từng công đoạn gặt, đập lúa...con trâu ấy sẽ làm tất tần tật. Nhưng sao tôi thấy thổn thức trong lòng, và  tôi thương những đứa trẻ bây giờ. Vì tuổi thơ của chúng sẽ lặng lẽ đi qua, chúng không được học những bài học tự nhiên như thời tôi nữa. Mà phải mệt nhoài với những trang sách, mệt nhoài với mớ kiến thức ngày hai buổi đến trường.

Và hình ảnh những cô bé cậu bé mang giỏ nhanh nhẹn nhặt những con cua đồng đang bò lổm ngổm, giờ chỉ còn lại trong ký ức xa vời. Hình ảnh của những con trâu đồng buồn thiu nằm tựa mình bên gốc tre đầu làng, giờ còn lại qua những bức vẻ của họa sĩ nào đó. Chiếc nón lá của mẹ, đôi dép mòn của bố nằm im ỉm trong góc nhà. Mùa này bố mẹ mải mê với những công việc mới ở khu công nghiệp gần nhà, chiều về chỉ việc chạy ra đồng chở những bao lúa gặt sẵn rồi về.

Những bữa cơm cúng gạo mới dưới ánh trăng rằm, nay cũng thưa dần. Mùa gặt không còn xôn xao, háo hức như trước nữa. Bởi những công việc thu hoạch đã được mấy con trâu sắt từ đâu về đẩm nhận. Cánh đồng thiếu hẳn nụ cười giòn tan, tiếng gọi í ới của những đứa chăn trâu. Bầy trâu làng lần lượt được “gả” bán nơi xa, làm thức ăn công nghiệp để bày bán ra thị trường. Mùa gặt năm nay chỉ còn lại nỗi nhớ của kẻ xa quê với những đám rơm vàng phơi nắng chất đống, xập  xệ bên đường.

Những con cua nhỏ thì để mẹ giã nhỏ nấu canh rau má cho cả nhà. Mùa gặt này về không còn bóng dáng của những con trâu đồng thảnh thơi nhai cỏ, của dáng người cúi lom khom cắt lúa. Những chiếc máy đập liên hợp đã trở về trên cánh đồng quê mà mấy cụ già gọi tắt là “trâu sắt”. Dẫu biết là những con trâu sắt ấy sẽ thay thế sức người, mẹ tôi đỡ vất vả hơn. Từng công đoạn gặt, đập lúa...con trâu ấy sẽ làm tất tần tật. Nhưng sao tôi thấy thổn thức trong lòng, và  tôi thương những đứa trẻ bây giờ. Vì tuổi thơ của chúng sẽ lặng lẽ đi qua, chúng không được học những bài học tự nhiên như thời tôi nữa. Mà phải mệt nhoài với những trang sách, mệt nhoài với mớ kiến thức ngày hai buổi đến trường.

Và hình ảnh những cô bé cậu bé mang giỏ nhanh nhẹn nhặt những con cua đang bò lổm ngổm, giờ chỉ còn lại trong ký ức xa xưa. Hình ảnh của những con trâu đồng buồn thiu nằm tựa mình bên gốc tre đầu làng, giờ còn lại qua những bức vẻ của họa sĩ nào đó. Chiếc nón lá của mẹ, đôi dép lào của bố nằm im ỉm trong góc nhà. Mùa này bố mẹ mải mê với những công việc mới ở khu công nghiệp gần nhà, chiều về chỉ việc chạy ra đồng chở những bao lúa gặt sẵn rồi về.

Những bữa cơm cúng gạo mới dưới ánh trăng rằm, nay cũng thưa dần. Mùa gặt không còn xôn xao, háo hức như trước nữa. Bởi những công việc thu hoạch đã được mấy con trâu sắt từ đâu về nhận “bảo kê”. Cánh đồng thiếu hẳn nụ cười giòn tan, tiếng gọi í ới của những đứa chăn trâu. Bầy trâu làng lần lượt được “gả” bán nơi xa, làm thức ăn công nghiệp để bày bán ra thị trường. Mùa gặt năm nay chỉ còn lại nỗi nhớ của kẻ xa quê với những đám rơm vàng phơi nắng chất đống, xập  xệ bên đường.

Thanh Trâm


Ý kiến bạn đọc


Xem thêm

Còng gió
15:23, 18/05/2013
Bằng lăng
15:03, 17/05/2013
Mùa thả diều
09:14, 12/05/2013
Nắng tháng tư
09:11, 25/04/2013
(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.