Multimedia Đọc Báo in

Internet băng rộng không chỉ dành cho người...thành phố

23:25, 31/10/2010

Đây là một trong những mục tiêu định hướng phát triển của Hiệp hội Internet Việt Nam đặt ra với các doanh nghiệp thành viên của mình trong thời gian tới, kỳ vọng sẽ góp phần đưa lĩnh vực Internet phát triển đúng hướng, đem lại hiệu quả thiết thực cho Nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt là người dùng.

Internet băng rộng về với nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Tính tới thời điểm này, Việt Nam đã có khoảng 3,5 triệu thuê bao Internet băng rộng. Số người sử dụng Internet tính đến cuối tháng 8-2010 đạt 25,8 triệu. Con số này có nghĩa là hơn  dân số Việt đã được tiếp cận với Internet.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong việc tiếp cận với Internet, đặc biệt là dịch vụ Internet băng rộng còn khá lớn. Theo ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT) cho biết, người ta thường dùng từ “bão hoà” trong một số lĩnh vực viễn thông nhưng trên thực tế, bão hoà mới chỉ xảy ra ở các thành phố, trung tâm lớn mà thôi. Việt Nam có trên 80 triệu dân, trong đó có tới 70% sống ở nông thôn thì với lượng khách hàng tiềm năng chưa được khai thác hết này khó có thể nói là đã bão hoà. Đây là một khoảng trống rất lớn về phát triển các dịch vụ viễn thông trong đó có Internet băng rộng. Cái mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng rộng đã và đang đặt mục tiêu đó chính là làm sao lấp đầy được khoảng trống ở vùng nông thôn, y tế, giáo dục, những nơi còn đang gặp khó khăn về tiếp cận Internet. Giám đốc VDC Vũ Hoàng Liên khẳng định, sẽ tập trung vào chiến lược khai thác “vùng tiềm năng rộng lớn” cho dịch vụ Internet băng rộng là khu vực nông thôn trong thời gian tới.

Với quan điểm này của doanh nghiệp, người dân vùng sâu vùng xa đang chờ đợi những lợi ích mà họ có thể hưởng từ dịch vụ Internet băng rộng. Sự chờ đợi này cũng chính là giúp cho doanh nghiệp nuôi thị trường và giữ thị trường cho chính mình. Có vậy, sức cạnh tranh, giữ thị phần mới mạnh để có thể vượt qua các đối thủ nước ngoài nhòm ngó vào “miếng bánh” Internet còn rất tiềm năng của thị trường Việt hiện nay.

Internet băng thông rộng không chỉ dành cho người... thành phố.
Internet băng thông rộng không chỉ dành cho người... thành phố.

Chất lượng sẽ ngày một nâng cao
Vào những năm 2004-2005, khi Internet băng rộng bắt đầu được cung cấp, giới truyền thông khi đó liên tục lên tiếng về chất lượng dịch vụ ADSL. Băng thông rộng nhưng chất lượng lại… hẹp.

Cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp đã phải vào cuộc để khắc phục tình trạng trên. Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phải xếp dịch vụ Internet tốc độ cao ADSL vào danh mục dịch vụ phải quản lý chất lượng nghiêm. Để rồi, những năm sau đó, chất lượng dịch vụ đã được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức hơn.

Qua mỗi lần Cục quản lý chất lượng (Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố công khai việc đo kiểm chất lượng các dịch vụ viễn thông trong đó có ADSL, chất lượng dịch vụ của mỗi doanh nghiệp đã được chú trọng và nâng lên đáng kể. Đặc biệt phải kể tới ISP lớn nhất trên thị trường hiện nay là công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC - trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT với thương hiệu MegaVNN. VDC đã lên kế hoạch thành lập các đường dây nóng, đầu tư thêm các callcenter để bảo đảm phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng được đào tạo và quản lý một cách bài bản, chuyên nghiệp. Mục tiêu cao nhất là cải thiện được hình ảnh đối với khách hàng với một sự nỗ lực, cố gắng ở mức tối đa. Trong lần công bố chất lượng dịch vụ gần đây nhất của cơ quan quản lý Nhà nước, thương hiệu MegaVNN đạt chuẩn về chất lượng dịch vụ và thậm chí còn vượt cả các chỉ tiêu đề ra.

 

K.D

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.