6 yếu tố gây "nhiễm độc" nước uống
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 3-4 triệu người chết vì nước uống. Rất đa dạng như không đủ nguồn nước, nước bị ô nhiễm, công tác vệ sinh kém dẫn đến ô nhiễm, nhiễm độc v.v... Cũng theo WHO, 6 yếu tố dưới đây được xem là thủ phạm gây "nhiễm độc" nguồn nước tiềm ẩn, gia tăng bệnh tật cho con người.
1. Bisphenol A
Theo nghiên cứu, đây là loại hóa chất được gọi ngắn gọn là BPA, có nhiều trong các bao bì đựng nước, nhất là vỏ chai nhựa, có thể rò rỉ và ngấm vào nguồn nước, thức ăn. Rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhất là nhóm trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Vì lý do này mà Viện Khoa học y tế môi trường Mỹ khuyến cáo các hãng sản xuất nước uống nên thay thế bằng các loại chai lọ không có chứa loại hóa chất này. Riêng các loại chai lọ có chứa BPA nhưng nếu phơi ra ánh nắng hay lò vi sóng hoặc trong môi trường giặt bằng máy cũng làm cho những hóa chất này tiết ra và ngấm vào nguồn nước, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
2. Chai lọ bẩn
Các loại chai lọ dùng để chứa nước, đồ uống cho con người, nhất là dùng lại dễ bị nhiễm độc. Thậm chí nếu trước đó dùng để đựng hóa chất lại càng nguy hiểm cho con người một khi không được vệ sinh sạch sẽ. Các loại môi chất gây bệnh, khuẩn, hóa chất sẽ ngấm vào nguồn nước và đi thẳng vào cơ thể con người. Vì lý do nói trên, mà các hãng sản xuất nước, đồ uống giải khát và cả trong các gia đình khi dùng chai cũ cần phải rửa sạch sẽ, phơi khô sau đó mới tái sử dụng được.
3. Uống trực tiếp nước vòi
Nếu nguồn nước được xử lý tốt, đảm bảo vệ sinh thì không có vấn đề gì nhưng ở nhiều nơi nguồn nước đang bị ô nhiễm nên uống trực tiếp sẽ gây bệnh, nhất là nguồn nước công cộng.
4. Bột Crystal light
Crystal light là hỗn hợp đồ uống dạng bột có hàm lượng calo thấp, được dùng để tạo vị ngọt và mùi tự nhiên, nhất là hương vị chanh cam, thường có trong danh sách 12 thành phần chính của nước đóng chai nhưng nếu lạm dụng hoặc chất lượng kém sẽ làm giảm chất lượng đồ uống, nhất là chất ngọt tự nhiên.
5. Lạm dụng nước uống
Một trong những nguyên nhân gây phản tác dụng của nước là lạm dụng dẫn đến tình trạng hạ natri máu (hyponatremia). Nghĩa là nồng đồ natri máu giảm cực thấp làm cho tế bào xưng phồng, gây co giật hôn mê. Trong thực tế, các vận động viên khi khát quá uống cấp tập đã phát sinh tình trạng "ngộ độc". Vì vậy, giới chuyên môn khuyến cáo uống từ từ, đều đặn và liên tục, không phải chờ đến khi khát quá mới uống.
6. Caffein
Không ai phủ nhận vai trò của cà phê bởi nó chứa nhiều dưỡng chất, trong đó có cả caffein, có tác dụng cải thiện trí nhớ và tăng tính tập trung cho con người. Tuy nhiên khi dùng đồ uống có hàm lượng caffein cao sẽ gây bất lợi cho cơ thể, thậm chí có thể gây nghiện, gây khát làm cho con người ta mất ngủ và nhiều biến chứng nan y khác.
Một số khuyến cáo khi dùng nước uống
- Mỗi sáng khi ngủ dậy nên uống một cốc đầy, pha ấm để giúp cơ thể tiêu hóa tốt.
- Uống đều đặn trong ngày, kể cả khi khát hoặc không khát và duy trì thói quen này trong cả ngày làm việc.
- Nên mang theo nước uống, bất kể khi đi làm hay đi chơi
- Nên uống 1-2 cốc nước trước bữa ăn. Qua nghiên cứu các nhà khoa học phát hiện thấy, nếu duy trì thói quen này trong 12 tuần giảm được khoảng 2 kg trọng lượng.
- Nên uống nước ép hoa quả thay vì nước lọc.
- Hạn chế hoặc tránh xa đồ uống sôđa, vì nó không tốt hơn là bao so với nước lọc hay nước đun sôi để nguội.
- Nếu có thể ghi nhật ký ăn uống trên điện thoại di động để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể.
- Tạo màu cho nước uống bằng trái cây, nhất là từ cam, chanh hay mùi hoa quả hợp với sở thích của mỗi người.
Khắc Hùng
(Theo HP-10-2013)
Ý kiến bạn đọc