KỶ NIỆM 1.000 NĂM THĂNG LONG - HÀ NỘI
Danh thắng Nghi Tàm
16:02, 16/07/2010
Nghi Tàm từ hàng nghìn năm trước đã là một vùng quê danh tiếng của Thăng Long. Thời vua Lý Thần Tôn (1227 – 1238), ở vùng này đã đông đúc dân cư với các nghề nông, ngư khá nổi tiếng. Vua Thần Tôn muốn con gái Từ Hoa biết được sự cày cấy gian khổ của nông dân, nên cho công chúa ra đó ở cùng một số cung nữ, lập nghề trồng dâu nuôi tằm. Do vậy, nơi đây có tên gọi là trại Tàm Lang, sau mới đổi gọi là làng Nghi Tàm. Sang đời Trần thì có thời gọi là phường Tích Ma. Theo truyền thuyết, khi về già, công chúa Từ Hoa có đi tu ở chùa tại Nghi Tàm. Nhưng có thuyết lại nói rằng, sau khi bà Từ Hoa qua đời, người dân Nghi Tàm nhớ công ơn bà, đã dựng trên nền cung Từ Hoa ngôi chùa tên là chùa Đống Long. Có lẽ, tên chùa Kim Liên thuở ban đầu là Đống Long chăng? Chùa này là một di tích rất cổ và là danh thắng bậc nhất vùng Hồ Tây. Theo tấm bia có niên đại cổ nhất dựng bên trái tam quan chùa vào năm Thái Hòa thứ ba (1445), có ghi rõ: Chùa được dựng thời Lê Nhân Tôn (1442 – 1459), tên là Đại Bi. Theo tấm bia Trùng tu Đại Bi dựng năm Dương Hòa thứ 5 (1639), thời Lê Thần Tôn, chùa vẫn tên là Đại Bi. Mãi đến năm Cảnh Hưng thứ 32 (1771), Chúa Trịnh Sâm sai cận thần là Phạm Huy Đĩnh cùng thái giám Nguyễn Khắc Tuân đem gỗ dỡ từ chùa Bảo Lâm ở phía tây thành Thăng Long về trung tu chùa, và đổi gọi là chùa Kim Liên. Từ đó đến nay, đứng trên đê Yên Phụ đã có thể thấy rõ chùa Kim Liên với những đầu đao cong vút, những tầng tháp chùa nhấp nhô ẩn hiện trong cây lá, in bóng xuống nước biếc Tây Hồ, như minh chứng một vẻ đẹp đặc biệt của kiến trúc cổ Việt Nam.
Nghi Tàm là vùng đất cổ và rất đẹp, từ thời Lý – Trần sang thời Lê, đến đầu đời Nguyễn, là một trong 61 phường hoặc 36 phường của Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Nghi Tàm là một doi đất nằm nhô ra Hồ Tây. Từ xa xưa, ở đây không chỉ có nghề nuôi tằm, mà còn có nghề đánh bắt cá, nghề trồng hoa cây cảnh. Gò đất cao nhất của Nghi Tàm có tên là bãi Ngư Đại, người ta hay gọi là bãi Cung hoặc gò Hành Cung. Có tên gọi như vậy bởi từ rất xưa, vua Lý Thái Tôn cho xây ở đây một hành cung tên là cung Quan Ngư (xem cá). Cũng từ xưa, Nghi Tàm đã có nhiều hoa, cây cảnh, đặc biệt là loại trúc màu vàng óng gọi là trúc ngà, được trồng quanh làng. Bởi vậy, chúa Trịnh Giang cho mở ở đây một bến tắm để vào mùa nắng nóng đưa nhà Chúa lên nghỉ ngơi, tắm mát, gọi là bến trúc Nghi Tàm. Phần Hồ Tây thuộc làng Nghi Tàm, cứ vào mùa đông, có hàng trăm ngàn con chim sâm cầm về ở. Người ta tin rằng, giống chim sâm cầm sống ở Trung Quốc những mùa nắng ấm và chỉ ăn sâm, nên thịt rất bổ. Do vậy đến mùa di trú của sâm cầm thì dân Nghi Tàm thêm nghề đánh bắt sâm cầm đem bán, là nguồn kinh tế lớn. Nhưng do sâm cầm ngon nổi tiếng, vua nhà Nguyễn đặt thành lệ tiến cung sâm cầm hằng năm, đến thời vua Tự Đức, lệ này mới được bãi bỏ.
Làng cổ Nghi Tàm. (Ảnh: T.L) |
Nghi Tàm là vùng đất cổ và rất đẹp, từ thời Lý – Trần sang thời Lê, đến đầu đời Nguyễn, là một trong 61 phường hoặc 36 phường của Thăng Long, nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Làng Nghi Tàm là một doi đất nằm nhô ra Hồ Tây. Từ xa xưa, ở đây không chỉ có nghề nuôi tằm, mà còn có nghề đánh bắt cá, nghề trồng hoa cây cảnh. Gò đất cao nhất của Nghi Tàm có tên là bãi Ngư Đại, người ta hay gọi là bãi Cung hoặc gò Hành Cung. Có tên gọi như vậy bởi từ rất xưa, vua Lý Thái Tôn cho xây ở đây một hành cung tên là cung Quan Ngư (xem cá). Cũng từ xưa, Nghi Tàm đã có nhiều hoa, cây cảnh, đặc biệt là loại trúc màu vàng óng gọi là trúc ngà, được trồng quanh làng. Bởi vậy, chúa Trịnh Giang cho mở ở đây một bến tắm để vào mùa nắng nóng đưa nhà Chúa lên nghỉ ngơi, tắm mát, gọi là bến trúc Nghi Tàm. Phần Hồ Tây thuộc làng Nghi Tàm, cứ vào mùa đông, có hàng trăm ngàn con chim sâm cầm về ở. Người ta tin rằng, giống chim sâm cầm sống ở Trung Quốc những mùa nắng ấm và chỉ ăn sâm, nên thịt rất bổ. Do vậy đến mùa di trú của sâm cầm thì dân Nghi Tàm thêm nghề đánh bắt sâm cầm đem bán, là nguồn kinh tế lớn. Nhưng do sâm cầm ngon nổi tiếng, vua nhà Nguyễn đặt thành lệ tiến cung sâm cầm hằng năm, đến thời vua Tự Đức, lệ này mới được bãi bỏ.
Nghi Tàm là quê hương Bà Huyện Thanh Quan, tác giả của những bài thơ hoài cổ bất hủ trong văn học Việt Nam. Đây cũng là quê hương của ông Liễu Nghị, người có công dẹp giặc phương Nam khi chúng ra xâm phạm Thăng Long. Đình làng Nghi Tàm là nơi thờ ông Liễu Nghị. Chùa Kim Liên là nơi thờ Phật, trong chùa còn lưu giữ được 50 pho tượng Phật, ngoài ra còn có tượng Công chúa Từ Hoa và một bức tượng nữa mà nhiều người cho rằng đó là tượng Chúa Trịnh Sâm. Tượng Công chúa Từ Hoa được tạo nên để tưởng nhớ công đức của Bà, người đã có công dạy dân trồng dâu nuôi tằm. Còn pho tượng mà nhiều người cho là tượng chúa Trịnh, thì lại có thuyết khác nói rằng, đó là tượng một vị hòa thượng giám tự, do có công đức lớn lên được lập tượng thờ.
Hồng Anh
(st)
Ý kiến bạn đọc