Nét đẹp văn hóa làng Quảng Xá
08:45, 17/07/2010
Làng Quảng Xá (Quảng Ninh, Quảng Bình) nằm giữa hai con sông Kiến Giang và Long Đại. Dòng sông qua làng uốn như hình khóa Son trong bản nhạc ôm lấy Quảng Xá. Có lẽ chính yếu tố phong thủy này đã khiến cho Quảng Xá được nhắc đến với nhiều danh từ rất đẹp: làng “say” hát, làng dạy học, làng đọc sách.
Làng ca hát
Sử làng chép rằng, vào khoảng thế kỷ 18, Thừa Phủ Nguyễn Văn Thừa người gốc làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vào kinh đô Huế làm quan. Ông mê ca Huế và suốt quãng thời gian làm quan ở Huế ông lang thang khắp các đò ca Huế tìm hiểu nhạc lý và cố công học hỏi cách hát rồi về quê truyền lại. Lúc đầu ông cho con cháu trong nhà tập hát, sau đó phổ biến ra khắp làng. Thế rồi ca Huế ở làng Quảng Xá dần cuốn hút người khắp nơi trên đất Quảng Bình đến thưởng thức. Nhiều bậc cao niên ở đây nói rằng: “Ca Huế đã sống trong đời sống của dân làng qua sáu thế hệ. Mỗi một người con của làng ai cũng thấm đẫm điệu Nam Ai, Nam Bằng và nhiều điệu khác như Phẩm Tuyết, Tương Tư Khúc, Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ… để rồi lớn lên, dù còn ở làng hay đi xa lập nghiệp cũng vẫn giữ cho mình những câu ca Huế”. Hiện nay, hội hát làng Quảng Xá không chỉ có ca Huế mà còn có cả hò khoan, chèo văn, hát xẩm, quan họ Kinh Bắc và cả nhạc kháng chiến, nhạc hiện đại, Hội mở, cả làng đi hát. Đoàn hát của làng nhiều năm nay luôn giật giải cao ở các cuộc thi đàn và hát dân ca ở tỉnh Quảng Bình tổ chức. Hội hát của làng kéo dài ra tận tháng Giêng.
Sử làng chép rằng, vào khoảng thế kỷ 18, Thừa Phủ Nguyễn Văn Thừa người gốc làng Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình vào kinh đô Huế làm quan. Ông mê ca Huế và suốt quãng thời gian làm quan ở Huế ông lang thang khắp các đò ca Huế tìm hiểu nhạc lý và cố công học hỏi cách hát rồi về quê truyền lại. Lúc đầu ông cho con cháu trong nhà tập hát, sau đó phổ biến ra khắp làng. Thế rồi ca Huế ở làng Quảng Xá dần cuốn hút người khắp nơi trên đất Quảng Bình đến thưởng thức. Nhiều bậc cao niên ở đây nói rằng: “Ca Huế đã sống trong đời sống của dân làng qua sáu thế hệ. Mỗi một người con của làng ai cũng thấm đẫm điệu Nam Ai, Nam Bằng và nhiều điệu khác như Phẩm Tuyết, Tương Tư Khúc, Lưu Thủy, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ… để rồi lớn lên, dù còn ở làng hay đi xa lập nghiệp cũng vẫn giữ cho mình những câu ca Huế”. Hiện nay, hội hát làng Quảng Xá không chỉ có ca Huế mà còn có cả hò khoan, chèo văn, hát xẩm, quan họ Kinh Bắc và cả nhạc kháng chiến, nhạc hiện đại, Hội mở, cả làng đi hát. Đoàn hát của làng nhiều năm nay luôn giật giải cao ở các cuộc thi đàn và hát dân ca ở tỉnh Quảng Bình tổ chức. Hội hát của làng kéo dài ra tận tháng Giêng.
Làng Quảng Xá thật rộn ràng mỗi khi có sự kiện lớn. Lúc đó, ngõ nào, xóm nào cũng í a ca Huế, hò khoan, hò mái nhì, hò mái đẩy, thậm chí cả hát ca trù, hát ả đào, hát quan họ, nhạc tiền chiến, nhạc đỏ. Những ngày sắp Tết, nam thanh, nữ tú của làng ngơi việc đồng áng là lao vào tập văn nghệ để chuẩn bị diễn Tết. Ở Quảng Xá còn có chuyện rút thăm để đi diễn văn nghệ, bởi cả nhà say hát không ai chịu nhường ai, chẳng ai ở nhà lo cơm nước. Quảng Xá độ tuổi nào cũng có hội hát, chiếu hát. Ông bà có hội hát người cao tuổi, cha có hội hát nông dân, mẹ có hội văn nghệ phụ nữ, thanh niên có hội hát của thanh niên… Và thế là khi hội hát của làng mở ra, ai trong gia đình đều tham gia hội hát không ai chịu ở nhà nên cuối cùng phải rút thăm. Cái thăm được lấy từ cọng rơm vàng ai rút phải thăm ngắn nhất phải ở nhà lo cơm nước để các thành viên khác tham gia hội hát của làng.
Sự lạ là Quảng Xá ai cũng say mê ca hát nhưng lại chỉ diễn ở mức quần chúng, không sinh được ca sĩ nào. Đổi lại, họ Dương của làng lại sinh ra đến năm vị nhạc sĩ tiếng tăm trong làng âm nhạc Việt Nam: Dương Viết Á, Dương Viết Chiến, Dương Mạnh Đạt, Dương Viết Hòa, Dương Bích Hà.
Làng đọc sách
Thói quen đọc sách của người dân Quảng Xá có từ rất lâu. Thời xưa, ở Quảng Xá có từ năm đến sáu tủ sách gia đình. Mọi người trong làng đến mượn sách và chuyền tay nhau đọc. Phong trào đọc sách ở đây ngày càng cuốn hút mạnh mẽ và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Nguyễn Mân là người đầu tiên có ý tưởng thành lập thư viện cho làng.
Cụ cùng hai nhà giáo cao niên vận động con em khắp nơi trên cả nước gửi sách về cho làng. Chủ trương này được ủng hộ nhiệt thành. Lướt qua các kệ sách, có nhiều quyển có giá trị mà không phải thư viện nào cũng có như Bách khoa tri thức, Đại Nam quốc âm tự vị… Sách được giữ gìn cẩn thận. Hiện nay thư viện Quảng Xá có 1.294 đầu sách, báo, tạp chí các loại, với trên 2.000 cuốn sách. Vào ngày chủ nhật hằng tuần, thư viện mở cửa phục vụ nhân dân. Tủ sách của thư viện có đủ loại sách trên mọi lĩnh vực: chính trị, lịch sử, văn học, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn vào sổ theo dõi từ ngày thư viện làng mở cửa (1-1-2001) đến nay đã có hơn 8.000 lượt người mượn sách. Không chỉ người làng mà là cả năm làng còn lại của xã Tân Ninh cũng về đọc.
Thói quen đọc sách của người dân Quảng Xá có từ rất lâu. Thời xưa, ở Quảng Xá có từ năm đến sáu tủ sách gia đình. Mọi người trong làng đến mượn sách và chuyền tay nhau đọc. Phong trào đọc sách ở đây ngày càng cuốn hút mạnh mẽ và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ Nguyễn Mân là người đầu tiên có ý tưởng thành lập thư viện cho làng.
Một góc thư viện làng Quảng Xá. (Ảnh: T.L) |
Cụ cùng hai nhà giáo cao niên vận động con em khắp nơi trên cả nước gửi sách về cho làng. Chủ trương này được ủng hộ nhiệt thành. Lướt qua các kệ sách, có nhiều quyển có giá trị mà không phải thư viện nào cũng có như Bách khoa tri thức, Đại Nam quốc âm tự vị… Sách được giữ gìn cẩn thận. Hiện nay thư viện Quảng Xá có 1.294 đầu sách, báo, tạp chí các loại, với trên 2.000 cuốn sách. Vào ngày chủ nhật hằng tuần, thư viện mở cửa phục vụ nhân dân. Tủ sách của thư viện có đủ loại sách trên mọi lĩnh vực: chính trị, lịch sử, văn học, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhìn vào sổ theo dõi từ ngày thư viện làng mở cửa (1-1-2001) đến nay đã có hơn 8.000 lượt người mượn sách. Không chỉ người làng mà là cả năm làng còn lại của xã Tân Ninh cũng về đọc.
Thư viện làng Quảng Xá được quản lý rất bài bản. Sách có mã số, độc giả dùng thẻ. Hiện thư viện có hơn 200 thẻ mượn sách được độc giả mua với giá 2.000 đồng/năm.
Cách làm thư viện cũng rất độc đáo. Do không có nhiều kệ sách, thư viện chỉ bó gọn trong căn phòng 25 m2, mượn lại của hợp tác xã nên sách được đưa về “chung sống” trong dân. Lượng sách ấy rất lớn và được phân chia cụ thể theo từng thể loại. Khi cần, độc giả chỉ mang giấy của thư viện đến các tủ sách trong dân để mượn. Muốn đọc sách khoa học kỹ thuật thì đến nhà ông Mân, sách văn học thì đến nhà bác Nguyệt, sách quân đội đến nhà bác Ấy… Trong khi văn hóa nghe, nhìn, Internet phát triển như vũ bão thì nét đẹp trong văn hóa đọc ở làng Quảng Xá rất đáng được trân trọng.
Thanh Quang
Ý kiến bạn đọc