Multimedia Đọc Báo in

Hoang sơ “Cao nguyên đá” Bàn Than

13:53, 17/03/2012

Bàn Than - Ghềnh đá thuộc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành, Quảng Nam, được ví như “Cao nguyên đá” miền biển hiếm có. Nơi đây, cơ man nào đá chồng lên đá, trải dài đen nhánh… 

Bao bọc Tam Hải bốn bề là biển và con sông Trường Giang thơ mộng. Muốn vào xã đảo này, chỉ có phương tiện duy nhất là đi bằng thuyền hoặc đò. Một là đi thuyền máy dọc theo sông Trường Giang vòng qua thị xã Tam Kỳ ra cảng biển rồi đến Bàn Than hoặc đi theo quốc lộ 1A qua bến đò xã Tam Quan để đến ghềnh đá. 

Để vào Ghềnh đá Bàn Than - Tam Hải chỉ có thể đi thuyền, đò

Ghềnh đá Bàn Than là một vách đá đen dựng đứng sát mép biển, cao gần 50m. Dưới sự tác động của sóng biển, các tảng đá của Bàn Than có sự khác nhau về hình dáng, kiến tạo tại hai bãi. Ở bãi Nồm, sau khi vượt qua những vịnh nước nhỏ khá cạn và trong vắt, trung tâm Bàn Than hiện ra với những tảng đá đen hình những con thú khổng lồ, gai góc như cá voi, cá mặt quỷ, thủy quái… in hằn lên mặt biển xanh. Riêng bãi Bắc, đá ở đây tròn trịa, nhẵn nhụi và trông như những chú hải cẩu, rùa biển, tròn trùng trục. 

Theo người dân địa phương, vì núi và đá nơi đây đen nhánh tựa than mỡ, nhiều chỗ bằng phẳng tựa mặt bàn nên được gọi là Bàn Than. Sách Đại Nam Nhất thống chí chép rằng: “Núi Phú Xuân, còn có tên là núi Bàn Than, nằm kề cửa biển Đại Áp, mạch núi nguyên từ núi Chủ Sơn kéo về chia ra, quanh co qua các xã Hoà Vấn và Phú Hoà, đến thôn Phú Xuân Hạ thì nổi lên một ngọn lớn mà tròn, sắc đen như than, đứng xa thấy đỉnh núi như cái mâm than nên gọi tên là Bàn Than. Ngoài biển về phía đông nam kết thành nhiều đảo nhỏ có hòn Măng, hòn Rùa, hòn Dương…”  

Quanh ghềnh đá Bàn Than là một rạn san hô lớn kéo dài hơn 10 km, nơi tập trung sinh sống của nhiều loại hải sản quý như tôm hùm, tôm sú, ốc hương, cá mực… Đặc biệt, đây là nơi sinh sản và phát triển của các loại ấu trùng tôm hùm. Trứng tôm hùm sau khi được sinh ra sẽ trôi theo dòng nước rồi bám vào các rạn san hô phát triển thành tôm hùm con. Nếu không bị đánh bắt, đến tuổi chúng sẽ bơi ra khơi phát triển thành tôm hùm lớn. 

Bàn Than được mệnh danh là một thắng cảnh đẹp của miền Trung, là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Tam Hải - Núi Thành. Bàn Than chưa có bàn tay con người chạm vào, cũng như chưa có các dịch vụ phục vụ khách du lịch nên nó vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, mê hoặc.

Những hình ảnh vẻ đẹp hoang sơ, mê hoặc của Ghềnh đá Bàn Than:

Tầng tầng, lớp lớp đá xếp chồng lên nhau trải dài, đen nhánh
Tầng tầng, lớp lớp đá xếp chồng lên nhau trải dài, đen nhánh
Đá dựng đứng, chạy dài ra tận biển
Đá dựng đứng, chạy dài ra tận biển

Bức tranh ’’rêu và đᒒ dễ bắt gặp ở Ghềnh đá Bàn Than

Bức tranh "sơn mầu" rêu và đá dễ bắt gặp ở Ghềnh đá Bàn Than

Những mảng rêu xanh rì bị sóng biển đánh dạt vào ghềnh đá
Những mảng rêu xanh rì bị sóng biển đánh dạt vào ghềnh đá
Những tảng đá đen với hình thù kì dị
Những tảng đá đen xếp chồng lên nhau với hình thù kì dị
Một con
Một con "quái thú đá" ưỡn mình trước biển
Vùng biển trước ghềnh đá cũng là nơi mưu sinh của người dân Tam Hải
Vùng biển trước ghềnh đá cũng là nơi mưu sinh của người dân Tam Hải bao đời nay
Sản vật từ biển
Sản vật biển ban tặng

Một khung cảnh thơ mộng, thanh bình nơi miền sông biển Tam Hải
Một khung cảnh thơ mộng, thanh bình nơi miền sông biển Tam Hải
 
Yên Thành – Hương Khê
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.