Ngăn chặn dịch lợn tai xanh bằng dung dịch anôlýt
16:38, 10/06/2010
Có mặt ở những vùng nóng của dịch heo tai xanh, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải thuộc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (Viện Khoa học Vật liệu Việt Nam) đã dùng "vũ khí" duy nhất là vệ sinh cho lợn và chuồng trại bằng cách dùng dung dịch anôlýt, nước muối loãng và đèn khử khuẩn, khử mùi.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ cũng là một trong những biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc |
Về vệ sinh chuồng trại thì phải diệt virus, vi khuẩn bằng cách: Tận dụng ánh nắng mặt trời và tận dụng sức gió, phải vén các màn che, mở các ô thoáng ở tường phía sau chuồng. Thậm chí thả lợn ra vườn hoặc hành lang có nắng rọi tới. Rửa chuồng sạch sẽ bằng nước giếng khoan. Không rửa bằng nước ao bẩn. Không để đọng nước tiểu, phân trên sàn chuồng. Có thể rửa chuồng nhiều lần trong 1 ngày. Dùng nước muối pha loãng 200-500 gam/lít nước giếng khoan rửa sàn chuồng, tường, đặc biệt là phía trần, mái của chuồng tốt nhất là dùng anôlýt tỉ lệ 5%, vì nơi này chứa khuẩn nhiều nhất. Đồng thời, cho lợn uống nước muối nhạt. Khi trời lạnh hoặc vào ban đêm, phải cho lợn uống nước muối loãng ấm hoặc anôlýt tỉ lệ 5% và thường xuyên rửa vú cho lợn mẹ. Làm các chuồng nhỏ có vải bạt dứa bao quanh cho lợn con ngủ đêm. Lắp các đèn khử khuẩn LED màu xanh 0,5W-thắp liên tục, nếu trời lạnh dùng đèn khử khuẩn 13-20W. Lợn bị xây xước do cắn nhau phải phun ngay anôlýt nồng độ 20% hoặc đặc hơn. Sau đó phun catolyts vào vết thương, sẽ không bị mủ, chóng lên da non. Lợn bị tai xanh khó thở, ít ăn cho uống anôlýt, cho ăn thức ăn khô và tươi đã ngâm anôlýt ít nhất 5 phút, đặc biệt phải phun anôlýt vào mồm, vào mũi của lợn. Lúc đầu lợn chưa quen còn đứng xa, sau đó sẽ chạy lại uống anôlýt tỉ lệ không ít hơn 10%. Với lợn nằm không chịu ăn phải dùng xilanh phun anôlýt vào mồm lợn ít nhất 5 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ bằng xilanh 50 phân khối. Nếu lợn đi tiểu đứng dậy, tức là lợn có thể sẽ khỏi bệnh. Qua thực tế kiểm nghiệm tại 15 trang trại lớn ở tỉnh Vĩnh Phúc đã làm theo cách hướng dẫn của tiến sĩ Nguyễn Văn Khải nên từ năm 2003 đến nay không hề có bệnh tật gì trên gia súc, gia cầm. Đây chính là “cái phao” của bà con để cứu lợn khỏi bệnh.
Theo
omard.gov.vn
Ý kiến bạn đọc