Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ cây cảnh

08:53, 14/09/2011

Sinh ra và lớn lên tại Hưng Yên, vì điều kiện gia đình khó khăn, năm 1989, khi mới mới vừa 18 tuổi, anh Đặng Văn Luân cùng gia đình vào lập nghiệp tại khối 3, thị trấn Phước An (Krông Pak).

Những ngày đầu vào vùng đất mới, anh đã làm cà phê nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế. Qua những lần đi làm rẫy, anh Luân trở nên thích thú với việc kiếm tìm những cây cảnh nhỏ. Không quản ngày đêm, mưa nắng, anh đến tận M’Drak, Ea Kar để tìm những gốc lộc vừng, gốc sanh. Vốn khéo tay anh đã uốn những cây cảnh tìm được thành những cây có dáng rất đẹp.

Đến nay, tròn 40 tuổi, với hơn 22 năm trồng cây cảnh, anh Luân được giới sinh vật cảnh biết đến như một tay lão luyện trong việc tạo thế.

 
Anh đã có vườn cây cảnh rộng  670 m2 với gần 400 gốc lộc vừng và gốc sanh, trong đó có nhiều cây có vài chục năm tuổi. Nhiều người trong tỉnh và từ các tỉnh khác biết tiếng đã tìm đến vườn cây của anh mua, phổ biến nhất là cây lộc vừng và cây sanh với giá từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng.
 Ngoài việc trồng và tạo thế cây, anh còn thường xuyên đi cắt tỉa, tạo thế cho các nhà có cây cảnh, và làm thêm chậu cảnh. Thu nhập từ việc trồng, chăm sóc cây cảnh bình quân mỗi tháng khoảng 30 - 40 triệu đồng.

Với anh Luân, trồng cây cũng giống như nuôi con thơ, phải chăm sóc từng tí một, cây cũng như con người, mỗi cây đều có lịch sử, có cuộc sống và ý nghĩa riêng. Bởi thế, dưới bàn tay của nghệ nhân, người yêu cây, mỗi cọng rễ, lát cắt, thế uốn trên thân cây đều thể hiện tâm tư, tình cảm với cây và sự hiểu biết, công phu của chủ nhân về triết lý sống mà họ gửi gắm. Anh Luân chia sẻ: Nói đến cây cảnh nghệ thuật là nói đến cây tạo hình bằng kỹ thuật chăm sóc uốn tỉa thành dáng, thế với số cành, chi cân đối có chủ thể phù hợp. Vì thế chơi cây kiểng khá là công phu, đòi hỏi người nghệ nhân phải giàu vốn sống, giàu tình yêu thiên nhiên, và có óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng cao.

Ngọc Hân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.