Multimedia Đọc Báo in

Đào giếng dưới hồ để cứu cà phê

09:39, 14/03/2013
Đào giếng sâu khoảng 3 - 5m ngay giữa lòng hồ- đó là cách mà nhiều hộ dân xung quanh Hồ thủy lợi Ea H’rar 1 tại xã Ea Tul, huyện Cư M’gar phải làm để tìm nguồn nước tưới cứu những rẫy cà phê đang đứng trước nguy cơ khô héo vì nắng hạn.
 
 

 

Nhiều diện tích cà phê ở xã Ea Tul bị khô héo
Nhiều diện tích cà phê ở xã Ea Tul bị khô héo
 
Hồ thủy lợi Ea H’rar 1 tại xã Ea Tul (Cư M’gar) có diện tích lòng hồ hơn 7ha, có thể phục vụ nước tưới cho 30 ha cây trồng ở địa phương, nhưng từ đầu tháng 2 đến nay cạn trơ đáy, nguồn nước còn sót lại tại hồ chỉ là một vũng nước nhỏ.

 

Hồ Ea H'ra cạn trơ đáy
Hồ Ea H'ra cạn trơ đáy

 

Để cứu cà phê, nhiều nông dân phải đào giếng sâu 3 - 5m ngay giữa lòng hồ để tìm mực nước ngầm. Anh Y Trang H’wing (buôn Triă) có 8 sào cà phê quanh đập Ea H’rar 1, bình thường nếu có nước đầy đủ anh tưới 1 ngày 1 đêm , nhưng trước tình hình hạn hán hiện nay, anh phải túc trực tưới hơn 4 ngày đêm ở hồ mới tưới hết diện tích vì một đợt tưới chỉ được khoảng 1 tiếng đồng hồ là hết nước.

 

Nhiều hộ dân phải thuê người đào giếng ngay giữa lòng hồ để lấy nước (ảnh: TTO)
Nhiều hộ dân phải thuê người đào giếng ngay giữa lòng hồ để lấy nước (ảnh: TTO)

 

Giếng sâu 3 - 5m nhưng hút được khỏang một giờ thì hết nước
Giếng sâu 3 - 5m nhưng hút được khoảng một tiếng đồng hồ thì hết nước
 
Dưới lòng hồ này hiện có 5 giếng được người dân đào để lấy nước tưới cà phê, trong đó, có hộ phải đào hai giếng rồi bơm dồn nước lại để tưới, có hộ phải kéo ống nước dài gần 1 km nên chi phí rất tốn kém. Anh Y Khôn, nông dân trồng cà phê gần hồ Ea H’rar 1 than thở:  "Chưa năm nào hồ này cạn khô nước như năm nay, tôi phải thuê người đào giếng sâu gần 5m dưới lòng hồ mới có nước, nhưng cũng chỉ hút tưới được một lúc là cạn nước”.
 

 

Dồn nước từ hai giếng lại một chỗ để tưới cà phê
Dồn nước từ hai giếng lại một chỗ để tưới cà phê

 

Một số người phải kéo đường ống nước dài hàng km
Một số người phải kéo đường ống nước dài hàng km

Ông Nguyễn Công Văn, Chủ tịch UBND xã Ea Tul cho biết: toàn xã có 265 ha cà phê bị hạn nặng, trong đó khả năng 70% bị mất trắng, diện tích còn lại bị giảm sản lượng mạnh. Để có nước cứu cây cà phê, người trồng cà phê tại địa phương phải đào, khoan giếng ở những khu vực trũng thấp hoặc lòng ao, hồ. Hiện tại, trong lúc chờ trời mưa xuống, nhiều người dân ở đây phải tiếp lục chắt chiu từng giọt nước dưới đập Ea H’rar 1 để tưới cho cây cà phê đang bị ảnh hương bởi hạn hán.

 

Ngày đêm túc trực bên máy bơm để tưới nước cho cà phê
Ngày đêm túc trực bên máy bơm để tưới nước cho cà phê

 

Chắt chiu từng ít nước...
Người trồng cà phê ở đây phải chắt chiu từng lít nước...

 

và lạy trời mưa xuống
và thầm lạy trời mưa xuống!

 

Minh Thông

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.