Multimedia Đọc Báo in

Hơn 230.000 hộ dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp

16:26, 10/05/2013

Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 30-4-2013, việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đã triển khai ở tất cả các tỉnh, thành phố với 234.235 hộ dân đã tham gia ký hợp đồng bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản đạt hơn 5,4 nghìn tỷ đồng, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc hơn 303 tỷ đồng.

Về cây lúa, tổng diện tích trồng lúa đã tham gia bảo hiểm là 45.412 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 189.797 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 1,47 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm hơn 65 tỷ đồng.

Về vật nuôi, tổng số vật nuôi tham gia bảo hiểm là 623.131 con trâu, bò, lợn, gia cầm; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 29.163 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 1,1 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm hơn 38,7 tỷ đồng; đã giải quyết bồi thường hơn 2,3 tỷ đồng và còn phải bồi thường 258 triệu đồng.

2
Tham gia BHNN giúp nông dân phòng tránh rủi ro trong chăn nuôi. Ảnh minh họa

Về thuỷ sản, tổng diện tích tham gia bảo hiểm là 5.523 ha; tổng số hộ tham gia bảo hiểm là 15.275 hộ; tổng giá trị được bảo hiểm hơn 2,8 nghìn tỷ đồng; tổng số phí bảo hiểm hơn 199,4 tỷ đồng; đã giải quyết bồi thường hơn 458 tỷ đồng và còn phải bồi thường hơn 41 tỷ đồng.

Đánh giá về kết quả đã đạt được của chương trình thí điểm BHNN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, chương trình bước đầu đã khẳng định được tầm quan trọng trong việc bảo đảm an sinh xã hội, những người được hưởng lợi từ BHNN sẽ có cơ hội tiếp tục sản xuất và khả năng thoát nghèo.

Thực tiễn cho thấy, có khả năng triển khai BHNN nhằm tạo kênh hỗ trợ về mặt tài chính đối với người sản xuất nông nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Việc triển khai chương trình này được sự hỗ trợ tích cực và quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và đó có thể coi là mấu chốt thành công của chương trình.

N.X (nguồn chinhphu.vn)


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.