Multimedia Đọc Báo in

Người cựu chiến binh làm giàu từ cây lúa

14:19, 12/08/2014
Cựu chiến binh (CCB) Phạm Thành Long (65 tuổi) từng là bộ đội Sư Đoàn 33 đóng quân tại Dak Lak trong kháng chiến chống Mỹ. Sau giải phóng, ông lập gia đình và gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Do đông con, không có ruộng rẫy, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, ông đưa gia đình vào thôn 14 xã Ea Uy (huyện Krông Pak) khai hoang đất ven sông trồng đậu, trồng bắp.
 
Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, sau một thời gian gia đình đã tự túc được lương thực, dựng nhà tạm, tiếp tục khai phá đất đồi làm được 3 ha cà phê. Với ý chí quyết tâm, tính cần cù, chịu khó dần dần ông Long đã khai phá thêm 8 ha đất trồng hoa màu. Tuy nhiên trồng trọt không đạt hiệu quả cao do diện tích đất trũng, mùa mưa thì ngập úng, mùa nắng không đủ nước tưới. Ông quyết định đem sổ đỏ đi thế chấp vay vốn tại Ngân hàng NN - PTNT huyện Krông Pak được hơn 100 triệu đồng, xây một cái đập bê tông ngăn nước, không chỉ đủ tưới cho diện tích cây trồng của gia đình mà còn đủ cung cấp nước cho hơn 400 ha ruộng rẫy của bà con trong xã Ea Uy và xóm Huế xã Ea Kuăng. Nhờ vậy, người dân phấn khởi, gia đình ông cũng làm ăn phát triển. Nhận thấy cây lúa nước phù hợp với thổ nhưỡng, ông đã thuê máy san ủi 8 ha đất màu thành ruộng 2 vụ, ông còn đầu tư làm hệ thống tưới tiêu bằng một trạm bơm điện 3 pha và bình điện 80VA, kéo đường dây điện dài gần 1 km, tổng kinh phí hết 400 triệu đồng, tạo điều kiện cho gia đình ông và 12 hộ dân trong khu vực có điều kiện sản xuất ổn định. Ông Long cho biết: “ 2 vụ lúa đầu tiên chỉ đạt năng suất 5 tạ/ sào. Sau đó tôi bắt đầu nạo vét kênh mương, làm hệ thống trạm bơm, để bảo đảm nước tưới, tích cực tham gia các lớp khuyến nông về thâm canh cây lúa được tổ chức ở trên huyện, tìm tòi qua sách báo, ti vi… từ đó áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh ruộng lúa, từ khâu chọn giống, làm đất, phun thuốc, bón phân… đến nay năng suất đã tăng lên 8 tạ/ sào”. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng và ngăn đập với hệ thống tưới tiêu khoa học, từ 8 ha ruộng lúa 2 vụ thu hơn 100 tấn/năm lãi gần 500 triệu đồng, 3 ha cà phê thu 360 triệu đồng/năm, đến nay cuộc sống gia đình ông Long đã khá giả, nhà cửa khang trang, các con ông đều đã lập gia đình riêng, kinh tế ổn định. Ngoài ra, ông Long tiếp tục thuê máy múc hồ diện tích 2.000m 3 nuôi cá giống (cá đầu vuông), ếch thịt, ếch sinh sản…

Không những làm kinh tế giỏi, ông Long còn tích cực đóng góp cho địa phương, giúp đỡ bà con xóa đói giảm nghèo. Trước kia, từ thôn 14 sang xã Ea Uy người dân phải đi đò qua con suối Nước đục. Được sự đồng ý UBND xã Ea Uy, ông Long mạnh dạn bỏ tiền và vay mượn thêm, đầu tư làm cầu gỗ qua suối, thuê máy ủi 2 km đường để con em có đường đi học, bà con trong thôn 14 đi lại thuận tiện. Với trạm bơm, ông giúp 12 hộ dân trong thôn chủ động nước tưới tiêu cho đồng ruộng, ổn định sản xuất, từ đó 4 hộ đã thoát nghèo, 8 hộ vươn lên khá, giàu, gia đình nào còn khó khăn ông đều giúp đỡ tận tình. Năm 2013, CCB Phạm Thành Long được Hội CCB tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “CCB làm kinh tế giỏi và giúp nhau xóa đói giảm nghèo tại địa phương”.

 Đăng Quang


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.