Multimedia Đọc Báo in

9 đề án đoạt giải xuất sắc trong cuộc thi Quốc gia Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ VII

10:00, 03/06/2010

Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) cho biết đã hoàn thành việc chấm thi và đã chọn được 9 Đề án của các em học sinh THPT các tỉnh, thành phố: Hà Nội ,Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Sóc Trăng, Sơn La đoạt giải xuất sắc nhất trong Cuộc thi Quốc gia Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước lần thứ  VII. 

Mặc dù đã chắc chắn đoạt giải kỳ thi năm nay, nhưng các thí sinh sẽ phải vượt qua vòng phỏng vấn trực tiếp tại Hà Nội vào ngày 7-6 để tranh giải Nhất, Nhì, Ba; đồng thời chọn ra những giải khuyến khích và 3 tập thể có nhiều thành tích xuất sắc. Việc này đồng nghĩa với việc chọn ra những cá nhân (tác giả của Giải Nhất) tới Thụy điển vào tháng 8 năm nay để tham dự  vòng chung kết Giải thưởng quốc tế Stockholm về nguồn nước dành cho học sinh (SJWP). Lễ trao giải thưởng cuộc thi này được tổ chức vào 19 giờ cùng ngày (7-6), tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hai học sinh Thừa Thiên Huế đoạt giải Nhì quốc gia trong năm 2009 với Đề án “Sử dụng phế liệu để tiết kiệm nước”.  Ảnh: Thuý Hồng

Ban tổ chức đã chính thức chọn các đề án của các nhóm tác giả “Sử dụng ốc vặn làm sinh vật chỉ thị, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước” của Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Công Sơn, học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (quận Long Biên- Hà Nội); “Dung dịch giặt tẩy nguồn gốc thiên nhiên” của Nguyễn Quỳnh Hoa, Lương Thanh Hoa; “Gameshow:Teen & Water”của Nguyễn Diệu linh, Nguyễn Thị Phương Thành, Trần Mai Trang; “Xây dựng truyện khoa học vui” của Đỗ Ngọc Linh, Ma Thị Thúy Trà  học sinh Trường THPT Chuyên (TP. Thái Nguyên); “Hệ thống cống ngầm, xử lý nước thải đô thị của Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Mạnh Cường, Trần Thanh Bình học sinh lớp 11A1, Trường THPT Mộc Lỵ (huyện Mộc Châu - Sơn La); “Hệ thống thùng thu gom và xử lý chất thải trên sông” của  Phạm Hữu Phúc, Nguyễn Hữu Hà Phương, Nguyễn Phúc Bửu Gia; “Sử dụng bèo tây, bèo tấm và rau muống xử lý nước thải từ lò mổ gia súc và nước thải sinh hoạt” của Nguyễn Văn Huy, Lê Sỹ Dự, Phạm Văn Quế Lâm, học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ  tỉnh Thừa Thiên - Huế); “Các biện pháp xử lý nước mưa và nước nhiễm mặn đơn giản”của Nguyễn Tấn Thành, Chung Diệp Hào, Lương Thiện Phú, học sinh Trường THPT An Lạc Thôn (huyện Kế Sách - Sóc Trăng); “Xây dựng phòng trưng bày, khu triển lãm, bảo tàng quốc gia môi trường nước tiến tới thành lập bảo tàng quốc gia môi trường tự nhiên Việt Nam và hệ thống bảo tàng các cấp” của Trương Hoàng Thông, học sinh Trường THPT Vĩnh Bình (Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Cuộc thi này được tổ chức tại nước ta từ năm 2003, và đã trở thành sự kiện thường niên và sân chơi của lứa tuổi học sinh THPT, nhờ có sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển (Sida), Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, cùng nhiều cơ quan và tổ chức khác trong và ngoài nước. Cuộc thi thu hút hàng chục vạn học sinh trong cả nước tham gia, đến nay đã có 12 em đoạt giải nhất quốc gia. Những tác giả nhỏ tuổi này được cử đi Thụy Điển dự thi vòng chung kết Giải thưởng quốc tế Stockholm về nguồn nước dành cho học sinh (SJWP) và tham dự Tuần lễ nước quốc tế.

 

Theo TN&MT Online

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.