Nhân Ngày Môi trường Thế giới (5-6)
“Giữ mãi màu xanh” cho cuộc sống
14:28, 04/06/2010
Cuộc sống tấp nập, hối hả là vậy, thế nhưng vẫn có không ít người âm thầm lặng lẽ với công việc trồng, chăm sóc cây xanh trên các con đường, hoa viên,… để giữ mãi vẻ đẹp và môi trường xanh, sạch.
Anh Vũ Văn Bốn cùng đồng nghiệp cắt tỉa hoa chậu trên đường Nguyễn Tất Thành. |
Không qua trường lớp, bằng cấp, nhưng những người công nhân cây xanh đang ngày đêm miệt mài sáng tạo, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh… trên khắp địa bàn thành phố. Không chỉ trồng mới, chăm bón, họ còn là những nhà tạo dáng cho cây. Ngoài đôi bàn bàn tay khéo léo, người công nhân còn phải có cái nhìn thẩm mỹ không khác gì những nghệ nhân hoa kiểng. Từ việc học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, họ tự mày mò, sáng tạo kiểu dáng cho cây. Hay có thể qua những lần tình cờ, đi tham quan, thấy một kiểu dáng mới lạ, khi về họ đã “bắt chước” các đồng nghiệp của mình.
Nhìn ngôi nhà sàn bằng cây xanh đầy sức sống ở Đài tưởng niệm Liệt sĩ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được biết đó là tác phẩm mà nhóm chăm sóc của anh Nguyễn Sĩ Hà đã tạo nên. Không chỉ thế, xung quanh ngôi nhà sàn này còn có biết bao sản phẩm như những chiếc “ghế cây”, những con “chim cây”,… do chính sự sáng tạo của người công nhân làm nên. Và còn có cả các cây cổ thụ như cây đa, cây si trở nên gọn gàng nhưng mạnh mẽ. Tâm sự về công việc anh Hà nói, để làm tốt và gắn bó với nó lâu dài, đòi hỏi mỗi công nhân phải yêu nghề, sáng tạo. Nếu có ý định tạo dáng cho cây thì phải chăm sóc, uốn nắn ngay từ khi cây còn non, và không gì vui hơn khi mình tạo ra một thế cây mới, mọi người đến xem rồi khen đẹp.
Với vóc người nhỏ bé chị Đào Thị Bích Hạnh đã có thâm niên hơn mười năm trong nghề. Hiện chị đang phụ trách chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh trong khuôn viên UBND tỉnh (250 chậu cây, chưa tính các cây trồng trực tiếp trong khuôn viên), chị cho biết: “Muốn làm một công nhân chăm sóc cây xanh thì cần phải có cái nhìn nghệ thuật, rồi tự tạo ra sáng kiến chứ không có nơi nào dạy cả”.
Năm 2009, khi các chậu hoa được đặt trên lề đường quanh thành phố đòi hỏi công nhân cây xanh phải biết đặc tính của mỗi loại hoa để chăm sóc, phải tưới nước, bón phân hay cắt tỉa đúng thời gian để cây ra hoa và xanh tốt, anh Hà nói. Ngoài việc chăm sóc hơn 890 chậu hoa, nhóm anh còn phụ trách các khu vực như Hoa viên Quang Trung, Hoa viên ở đường Đinh Tiên Hoàng – Lê Duẩn, Hoa viên ở đường Lê Lợi, Tượng Bác Hồ,…
Thành phố cho dù hiện đại, giàu đẹp đến đâu cũng không thể thiếu hệ thống cây xanh, một yếu tố được xem là lá phổi và mang lại không gian thư giãn cần thiết cho cư dân, du khách. Với những hàng cổ thụ sum suê tán lá, những chậu hoa cảnh khoe sắc đặt trên các tuyến đường đã trở thành nét đẹp riêng của TP. Buôn Ma Thuột. Và hầu như trên mỗi tuyến đường, đều có dấu ấn của công nhân cây xanh, những người đã làm hết sức mình để tôn tạo cảnh quan, góp phần làm cho thành phố ngày càng xanh – sạch - đẹp. Công việc của công nhân cây xanh rất đa dạng. Họ phải thường xuyên cắt tỉa cây để tạo dáng, giữ cho chúng phát triển đồng đều và xanh tốt quanh năm. Với các thảm cỏ, để tạo cảm giác êm mượt, đẹp thì phải luôn trồng bổ sung, phải cắt đường viền khéo léo, giữ cho thảm cỏ hợp thành một tổng thể hài hòa. Nhất là với những ô trồng hoa, ngoài việc chăm sóc, còn phải bố trí màu sắc hài hòa, đẹp mắt. Do đó, dù ở phần việc nào, thì nhiệm vụ thường xuyên của họ là phải làm sạch cỏ tạp, không để cho chúng phát triển lấn át hoa kiểng, cây xanh.
Một ngày làm việc của công nhân cây xanh thường bắt đầu từ 7 giờ, nhưng vào những ngày hè, trời nắng họ phải thức dậy từ 3 giờ sáng để đi làm, đây là thời gian thích hợp để tưới đủ nước cho cây. Theo vòng tuần hoàn, cứ vào đầu tháng là cắt cành những cây lớn, đến giữa tháng thì dọn cỏ, cuối tháng cắt tỉa cây cảnh. Khi có sự cố như cây đổ, đất cát lấp cây thì không kể ngày, đêm, mưa gió họ đều phải đi làm.
Hằng ngày, khi bước chân qua những con phố, được ngắm nhìn hàng cây xanh chậu hoa cảnh, tươi đẹp ở bên đường, trong hoa viên,… càng thấy rằng cuộc sống luôn rất cần những con người như họ. Từ đó mỗi chúng ta luôn ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi phá hoại “lá phổi xanh” của nhân loại.
Nhìn ngôi nhà sàn bằng cây xanh đầy sức sống ở Đài tưởng niệm Liệt sĩ, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được biết đó là tác phẩm mà nhóm chăm sóc của anh Nguyễn Sĩ Hà đã tạo nên. Không chỉ thế, xung quanh ngôi nhà sàn này còn có biết bao sản phẩm như những chiếc “ghế cây”, những con “chim cây”,… do chính sự sáng tạo của người công nhân làm nên. Và còn có cả các cây cổ thụ như cây đa, cây si trở nên gọn gàng nhưng mạnh mẽ. Tâm sự về công việc anh Hà nói, để làm tốt và gắn bó với nó lâu dài, đòi hỏi mỗi công nhân phải yêu nghề, sáng tạo. Nếu có ý định tạo dáng cho cây thì phải chăm sóc, uốn nắn ngay từ khi cây còn non, và không gì vui hơn khi mình tạo ra một thế cây mới, mọi người đến xem rồi khen đẹp.
Với vóc người nhỏ bé chị Đào Thị Bích Hạnh đã có thâm niên hơn mười năm trong nghề. Hiện chị đang phụ trách chăm sóc, cắt tỉa cây cảnh trong khuôn viên UBND tỉnh (250 chậu cây, chưa tính các cây trồng trực tiếp trong khuôn viên), chị cho biết: “Muốn làm một công nhân chăm sóc cây xanh thì cần phải có cái nhìn nghệ thuật, rồi tự tạo ra sáng kiến chứ không có nơi nào dạy cả”.
Năm 2009, khi các chậu hoa được đặt trên lề đường quanh thành phố đòi hỏi công nhân cây xanh phải biết đặc tính của mỗi loại hoa để chăm sóc, phải tưới nước, bón phân hay cắt tỉa đúng thời gian để cây ra hoa và xanh tốt, anh Hà nói. Ngoài việc chăm sóc hơn 890 chậu hoa, nhóm anh còn phụ trách các khu vực như Hoa viên Quang Trung, Hoa viên ở đường Đinh Tiên Hoàng – Lê Duẩn, Hoa viên ở đường Lê Lợi, Tượng Bác Hồ,…
Thành phố cho dù hiện đại, giàu đẹp đến đâu cũng không thể thiếu hệ thống cây xanh, một yếu tố được xem là lá phổi và mang lại không gian thư giãn cần thiết cho cư dân, du khách. Với những hàng cổ thụ sum suê tán lá, những chậu hoa cảnh khoe sắc đặt trên các tuyến đường đã trở thành nét đẹp riêng của TP. Buôn Ma Thuột. Và hầu như trên mỗi tuyến đường, đều có dấu ấn của công nhân cây xanh, những người đã làm hết sức mình để tôn tạo cảnh quan, góp phần làm cho thành phố ngày càng xanh – sạch - đẹp. Công việc của công nhân cây xanh rất đa dạng. Họ phải thường xuyên cắt tỉa cây để tạo dáng, giữ cho chúng phát triển đồng đều và xanh tốt quanh năm. Với các thảm cỏ, để tạo cảm giác êm mượt, đẹp thì phải luôn trồng bổ sung, phải cắt đường viền khéo léo, giữ cho thảm cỏ hợp thành một tổng thể hài hòa. Nhất là với những ô trồng hoa, ngoài việc chăm sóc, còn phải bố trí màu sắc hài hòa, đẹp mắt. Do đó, dù ở phần việc nào, thì nhiệm vụ thường xuyên của họ là phải làm sạch cỏ tạp, không để cho chúng phát triển lấn át hoa kiểng, cây xanh.
Một ngày làm việc của công nhân cây xanh thường bắt đầu từ 7 giờ, nhưng vào những ngày hè, trời nắng họ phải thức dậy từ 3 giờ sáng để đi làm, đây là thời gian thích hợp để tưới đủ nước cho cây. Theo vòng tuần hoàn, cứ vào đầu tháng là cắt cành những cây lớn, đến giữa tháng thì dọn cỏ, cuối tháng cắt tỉa cây cảnh. Khi có sự cố như cây đổ, đất cát lấp cây thì không kể ngày, đêm, mưa gió họ đều phải đi làm.
Hằng ngày, khi bước chân qua những con phố, được ngắm nhìn hàng cây xanh chậu hoa cảnh, tươi đẹp ở bên đường, trong hoa viên,… càng thấy rằng cuộc sống luôn rất cần những con người như họ. Từ đó mỗi chúng ta luôn ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường, ngăn chặn những hành vi phá hoại “lá phổi xanh” của nhân loại.
Thúy Hồng
Ý kiến bạn đọc