Multimedia Đọc Báo in

Ngày Môi trường thế giới (5-6): “Suy nghĩ trước khi ăn - Là cách bảo vệ môi trường”

19:32, 04/06/2013

Với việc mất cân bằng lớn trong lối sống và kết quả  của việc tàn phá môi trường, chủ đề năm nay “Suy nghĩ trước khi ăn - Là cách bảo vệ môi trường” Think.Eat.Save - khuyến khích mọi người hãy để ý hơn về ảnh hưởng của môi trường tới việc lựa chọn thực phẩm, giúp thực hiện và đưa ra những quyết định sáng suốt.

Trồng cây xanh góp phần bảo vệ  môi trường. (Ảnh: Internet)
Trồng cây xanh góp phần bảo vệ môi trường. (Ảnh: Internet)

Liên hiệp quốc và Tổ chức Nông Nghiệp (FAO) cho biết, mỗi năm thế giới đã lãng phí 1,3 tỷ tấn thực phẩm. Lãng phí này tương đương với toàn bộ lượng thực phẩm được sản xuất ở khu vực cận Sahara - Châu Phi. Cũng theo FAO, cứ 7 người thì lại có 1 người bị đói và hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói mỗi ngày.

Trong khi cả hành tinh đang chật vật để cung cấp đủ nguồn lực giúp duy trì sự sống của 7 tỷ người (dự kiến sẽ tăng đến 9 tỷ người vào năm 2050), FAO ước tính rằng 1/3 sản lượng lương thực toàn cầu, hoặc là lãng phí hoặc bị mất mát. Chất thải thực phẩm là sự tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường.

Chủ đề năm nay nhắc nhở bạn hành động từ  chính gia đình bạn và sau đó bạn sẽ nhận thấy sức mạnh của tập thể, bạn và mọi người sẽ thực hiện giảm thiểu chất thải thực phẩm, tiết kiệm tài chính, giảm tới mức thấp nhất tác động môi trường tới sản xuất thực phẩm và thúc đẩy quy trình sản xuất thực phẩm trở nên hiệu quả hơn.

Nếu thực phẩm bị lãng phí có nghĩa là  tất cả các nguồn lực và các yếu tố đầu vào được sử dụng trong sản xuất của tất cả các thực phẩm cũng bị mất. Ví dụ, mất khoảng 1.000 lít nước để sản xuất 1 lít sữa và khoảng 16.000 lít thức ăn của bò cái để làm ra một chiếc bánh hamburger. Kết quả là khí nhà kính xuất phát từ chính những con bò, và trong suốt chuỗi cung ứng thực phẩm, tất cả kết thúc vô ích khi chúng ta lãng phí thức ăn.

Trong thực tế, việc sản xuất lương thực toàn cầu chiếm 25% của tất cả các vùng đất sinh sống và  chiếm 70% lượng tiêu thụ nước ngọt, đóng góp 80% nạn phá rừng và 30% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Đó là nguyên nhân lớn nhất của mất đa dạng sinh học và thay đổi sử dụng đất.

Do đó cách giải quyết này muốn nhắc nhở bạn nên có ý định chọn các loại thực phẩm ít  ảnh hưởng đến môi trường hơn, ví dụ như các loại thực phẩm hữu cơ không sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Chọn mua tại địa phương cũng có nghĩa là thực phẩm không phải bay nửa vòng trái đất và do đó hạn chế khí thải.

Vì vậy, suy nghĩ trước khi ăn và giúp chúng ta bảo vệ môi trường!

Mông Cổ - quốc gia ưu tiên chuyển đổi nền kinh tế xanh trên các lĩnh vực kinh tế lớn như  khai thác mỏ và thúc đẩy nhận thức về môi trường trong giới trẻ, được chỉ định là nước dẫn đầu thế giới tổ chức Ngày Môi trường thế giới 5-6-2013.

Chủ đề năm 2013 cho sự kiện môi trường lớn nhất toàn cầu là những hoạt động tích cực  đến môi trường trên toàn thế giới: “Think.Eat.Save”  xây dựng chiến dịch toàn cầu cùng tên gọi để giảm lãng phí thực phẩm được UNEP và FAO phát  động.

UNEP đã thông báo khi kết thúc phiên họp Hội đồng đầu tiên của tất cả các nước thành viên, nơi tập trung các bộ trưởng môi trường, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc, và các đại diện xã hội dân sự gặp nhau để thảo luận về một vài vấn đề trong những vấn đề môi trường bức xúc ngày nay, bao gồm việc coi chất thải thực phẩm như một phần của quá trình chuyển đổi lượng khí carbon thấp, nguồn tài nguyên hiệu quả trong tương lai.

Tổng thống Mông Cổ Tsakhia Elbegdorj được chỉ  định là một trong sáu người nhận giải của UNEP 2012 - giải thưởng cho lãnh đạo đã có tác động tích cực đối với môi trường.

Ông Achim Steiner - Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Giám đốc điều hành UNEP nói “Mông Cổ đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn bao gồm cả  áp lực ngày càng tăng đối với an ninh lương thực, chăn nuôi du mục truyền thống và nguồn cung cấp nước cũng như những tác động của biến đổi khí hậu”. Ông nói thêm: “Thật vậy, ước tính nhiệt độ trung bình hằng năm đã tăng hơn 2oC trong thời gian 70 năm qua và lượng mưa đã giảm ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ phần phía Tây của đất nước, điều đó cho thấy rằng Mông Cổ là một trong các quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất trên thế giới trước sự nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, chính phủ nước này cũng chỉ ra những thách thức và cơ hội của một tương lai ít ô nhiễm môi trường và bền vững hơn - sau một thời gian tạm ngừng khai thác khoáng sản không tuân theo quy định, môi trường được cải thiện kế hoạch để trở thành nhà máy tái tạo năng lượng điện và xuất khẩu năng lượng sạch trong khu vực… Tôi chắc chắn rằng, cũng như các nước đã từng đăng cai tổ chức Ngày Môi trường thế giới những năm trước, Mông Cổ sẽ chứng minh với thế giới rằng quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh là có thể, ngay cả trong một số ngành công nghiệp truyền thống khó khăn nhất, khi lãnh đạo, tầm nhìn, chính sách chính trị sáng suốt được chuyển thành hành động”.

Quá trình chuyển đổi của Mông Cổ đã  được tiến hành. Tiến hành thông qua luật giảm ô  nhiễm không khí bị gây ra bởi việc tăng dân số  và sử dụng than trong thủ đô Ulaanbaatar. Hiện đang có kế hoạch tạo ra một thành phố vệ tinh gần thủ đô cho mục đích hạn chế đốt than, chuyển giao công nghệ tiết kiệm năng lượng, và áp đặt thuế ô nhiễm không khí ở một số vùng của Ulaanbaatar.

Từ năm 2010, Mông Cổ đã bị đình chỉ  phát hành tất cả giấy phép khai thác mỏ mới cho đến khi đưa ra những quy định mới, với lý do bảo vệ môi trường các quốc gia châu Á giàu khoáng sản, sinh kế của người chăn nuôi cũng như thúc đẩy phát triển màu xanh với việc xem xét tình trạng thiếu nước và suy thoái đất.

Các dự án tăng cường sự hiểu biết của thanh niên về bảo vệ môi trường đã được thiết lập, và những ngày cả nước trồng cây chống sa mạc hóa và khan hiếm nước đã có trên 2.000.000 cây trồng ở các khu vực sa mạc rộng lớn của Mông Cổ từ năm 2011. Mông Cổ cũng có tiềm năng năng lượng mặt trời rất lớn, đặc biệt là ở khu vực Gobi dân cư thưa thớt, và đang tìm kiếm phương pháp để khai thác năng lượng này.

Ông Tulga Buya, Thứ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển xanh chỉ ra: "Chính phủ của chúng tôi đã thể hiện cam kết của mình để hành động tích cực về môi trường, không chỉ bằng lời nói mà còn bằng hành động cụ thể"; " vì vậy chúng tôi nắm lấy cơ hội để tổ chức Ngày Môi trường thế giới bằng cả hai tay ".

Ông cũng nói thêm: "Chúng tôi hy vọng sự lãnh đạo của chúng tôi về những gì chúng tôi đã thực hiện tại đất nước mình và làm chủ các sự kiện quan trọng hằng năm này sẽ cho thế giới thấy rằng sự thay đổi là có thể," .

Tiêu dùng bền vững

Việc tái phục hồi hành tinh của chúng ta đang cần thiết hơn khi dân số thế giới hiện đang sản xuất và tiêu thụ nhiều tài nguyên hơn bao giờ hết. Trong thực tế, ở các nước phát triển và đang phát triển, mọi người đang có nhiều hơn những gì họ thực sự cần và do đó sản sinh ra một lượng lớn chất thải.

Dân số  tăng đặt ra rất nhiều áp lực đối với môi trường mà hiện nay các nguồn tài nguyên thiên nhiên không còn phong phú như trước nữa. Làm thế  nào chúng ta sử dụng và xử lý các nguồn tài nguyên không tái tạo cơ bản là làm thay đổi hệ sinh thái và ngay cả những nguồn tài nguyên tái tạo của hành tinh (như gỗ, nước hoặc cá) đang nhanh chóng bị cạn kiệt. Chúng ta cần gấp rútcải thiện chất lượng không khí và nước, cân bằng mức sản xuất và giảm lượng chất thải phát sinh.

Tiêu dùng bền vững cơ bản là “nhiều hơn và tốt hơn với ít hơn”, thông qua việc giảm sử dụng tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường trong khi nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người.

Việc tiêu thụ nhiều nguồn tài nguyên tái tạo và không thể tái tạo gây ra mất mát lớn tới đa dạng sinh học với tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay của các loài chim, động vật có vú và lưỡng cư ước tính ít nhất 100 lần, thậm chí có thể hơn 1.000 lần so với thời kỳ tiền công nghiệp. Những người nghèo nhất bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trên vì họ sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên, làm nông nghiệp quy mô nhỏ, hoặc lâm nghiệp là sinh kế.

Ô nhiễm môi trường và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của thế giới đang ngày càng ảnh hưởng không ngừng đến hạnh phúc của riêng mỗi người và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hành tinh không đủ khả năng để tiếp tục đối mặt với tình trạng hiện tại. Một quá trình chuyển đổi hướng tới một lối sống bền vững hơn rất quan trọng để giúp thế hệ tương lai có thể chia sẻ hợp lý các nguồn tài nguyên.

Có nhiều điều chúng ta có thể làm  để thay đổi thói quen tiêu dùng không bền vững cũng như cải thiện chất lượng sống của chúng ta. Làm những việc lớn qua những hành động nhỏ là điều cần thiết cho chúng ta sống với các nguồn tài nguyên mà hành tinh mang lại. Thay đổi tiêu chuẩn cuộc sống hiện tại của chúng ta đòi hỏi chúng ta áp dụng các giải pháp sáng tạo và mang tính sáng kiến trong cách chúng ta sử dụng và xử lý các sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta sở hữu và tiêu thụ. Điều này có thể cho phép một quá trình chuyển đổi hoạt động và lối sống bền vững hơn trong khi cũng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới.

Vì vậy, định hướng hành động của bạn cho Ngày Môi trường thế giới năm nay là một hoạt  động nhằm thúc đẩy tiêu dùng bền vững và là  một trong những định hình lại tương lai của chúng ta!

(Theo Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam) 


Ý kiến bạn đọc