Multimedia Đọc Báo in

Vẫn còn nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

10:09, 06/05/2014
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tỉnh Dak Lak có 15 đơn vị gồm 12 cơ sở chế biến nông sản như cà phê, cao su, tinh bột sắn, mía đường; 2 bệnh viện và 1 kho thuốc bảo vệ thực vật.
 
Đến thời điểm này, các cơ sở đã hoàn thành việc xử lý triệt để, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và môi trường xung quanh. Tuy nhiên, theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3-7-2012 của Bộ TN&MT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý thì Dak Lak lại phát sinh thêm 20 cơ sở (18 bệnh viện và 2 bãi chôn lấp chất thải).

Theo kế hoạch xử lý, có 6 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để từ nay đến năm 2015 và 14 cơ sở cở cho phép đến năm 2020. Trong đó, biện pháp xử lý đối với các bệnh viện là xử lý sơ bộ nước thải trước khi thải ra môi trường, hợp đồng với đơn vị có chức năng hành nghề xử lý chất thải nguy hại; đối với bãi rác phải xây dựng, lắp đặt ô chôn lấp mới đúng quy trình kỹ thuật, xây dựng khu xử lý chất thải y tế, phun chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm... Được biết, cơ quan chức năng và các cơ sở nằm trong danh sách Thông tư 07 đang nỗ lực áp dụng các biện pháp đầu tư xây dựng, cải thiện tình trạng ô nhiễm  nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch.

Có thể nói, việc ô nhiễm từ chất thải của các bệnh viện và bãi chôn lấp rác thải là mối nguy hại lâu dài, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và môi trường sinh thái. Những cơ sở này không phải mới gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ năm 2012 (khi có Thông tư 07) mà tình trạng này đã tồn tại từ nhiều năm nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thiếu kiểm tra thường xuyên; hoặc xử lý thiếu kiên quyết, thậm chí có tình trạng “phạt để tồn tại”. Do đó, việc xử lý triệt để 20 cơ sở này là một yêu cầu bức thiết.

Vấn đề đặt ra là cùng với việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện có phải song song triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, ngăn chặn việc phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mới trong thời gian tới. Đặc biệt, đã đến lúc cần buộc các cơ sở, dự án mới xây dựng phải bảo đảm tiêu chuẩn môi trường mới được đưa vào hoạt động, sản xuất.

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.