Quy định kỹ thuật công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về công tác thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp.
Một doanh nghiệp khai thác đất trái phép ở huyện Cư M'gar: (Ảnh minh họa) |
Theo đó, Thông tư quy định rõ các yêu cầu về kỹ thuật đối với việc thăm dò cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp và áp dụng đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Cụ thể, yêu cầu về cấp trữ lượng và mạng lưới thăm dò đối với mỏ cát, sỏi lòng sông và đất, đá làm vật liệu san lấp đến cấp 122; mạng lưới công trình thăm dò theo tuyến tối đa là 400 m, công trình trên tuyến tối đa là 200 m, đối với mỏ có diện tích nhỏ hơn 1 ha và chiều dài phân bố không quá 500 m.
Yêu cầu kỹ thuật công tác thăm dò các công trình đều phải xác định toạ độ, độ cao theo hệ toạ độ, độ cao Quốc gia; tuỳ theo diện tích, mức độ phức tạp về địa hình của mỏ và mục đích sử dụng, địa hình mỏ phải được đo vẽ ở tỷ lệ 1: 5.000 hoặc lớn hơn; công trình thăm dò phải được chọn phù hợp với cấu tạo và chiều dày các thân khoáng, đặc điểm địa hình.
Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng quy định các công trình thăm dò đã thi công đều phải thu thập thành lập các loại tài liệu theo quy định hiện hành và lấy mẫu nghiên cứu chất lượng, số lượng, chủng loại mẫu phù hợp với mục đích nghiên cứu và được thể hiện trong đề án thăm dò.
Yêu cầu về mức độ nghiên cứu và khoanh nối khối tính trữ lượng quy định về việc nghiên cứu địa chất, khoanh nối ranh giới tính trữ lượng, tính khả thi và hiệu quả kinh tế
Yêu cầu về công tác tính trữ lượng quy định trữ lượng được tính trên cơ sở chỉ tiêu tính trữ lượng tương ứng với lĩnh vực sử dụng và được quy định cụ thể trong Đề án thăm dò.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 4-5-2016
T.H (Nguồn Bộ TN&MT)
Ý kiến bạn đọc