Thực hành đạo hiếu trong mỗi gia đình - yếu tố cơ bản hoàn thiện nhân cách con người
Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học, nhân cách của một con người là hệ thống thái độ của người đó đối với tổ chức, xã hội, gia đình và bản thân theo hướng trung thực, tốt đẹp (chân – thiện – mỹ). Trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách, việc thực hành đạo hiếu trong mỗi gia đình là yếu tố cơ bản.
“Hiếu” là một từ Hán – Việt với hai nghĩa chính: hết lòng phụng thờ cha mẹ và ham thích thỏa mãn nhu cầu cá nhân như ham thích học tập trong “hiếu học”, ham thích làm việc nghĩa trong “hiếu nghĩa”… Từ “hiếu” cũng được mở rộng trong quan hệ ứng xử với cộng đồng xã hội và gia đình như: “hiếu đạo”: đạo làm con phải kính yêu cha mẹ: “hiếu để”: kính yêu cha mẹ và quý mến anh em; “hiếu sinh”: coi trọng cuộc sống của người khác… và đỉnh cao của nhân cách con người khi “hiếu” kết hợp với “trung” (một lòng một dạ với Tổ quốc).
Nhà thơ Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) trong tác phẩm Lục Vân Tiên đã viết:
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”
(“trau mình” là sửa mình để càng tốt hơn, theo cách nói của người Nam Bộ).
Thực hành đạo hiếu đã trở thành nét đặc sắc văn hóa dân tộc. Ca dao xưa có câu:
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Vào đời Lý (1009-1225), hằng năm, các quan trong triều đều phải tới miếu Đồng Cổ ở Kinh Đô để tuyên thệ: làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thì sẽ bị trời chu, đất diệt.
Không chỉ vậy, khái niệm “hiếu” và “trung” còn được mở rộng và nâng lên một tầm cao mới: “hiếu” không chỉ là kính yêu cha mẹ mình mà còn cả họ hàng, làng mạc… theo đạo lý “người trong một nước phải thương nhau cùng”; “Trung” không phải chỉ là trung thành với vua (nhiều trường hợp trung thành mù quáng) mà là một lòng một dạ với Tổ quốc Việt Nam. Lời thân phụ Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh (1355-1428) răn dạy Nguyễn Trãi không phải theo mình sang Trung Quốc khi ông bị quân Minh bắt, sau thất bại của nhà Hồ: “báo hiếu cha bằng con đường cứu nước”, là một minh chứng trong lịch sử dân tộc.
Ngày nay, “trung” với “hiếu” trở thành “cặp song sinh” đạo đức – chính trị như Bác Hồ dạy: “Trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Đây cũng là tiêu chí cơ bản trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
(Ảnh minh họa). |
“Bộ quy tắc ứng xử” này cũng cần có những quy định cho các thành viên gia đình với cộng đồng, làng xóm như thăm hỏi nhau lúc “tối lửa tắt đèn”, thực hiện quy tắc sinh hoạt, giao tiếp: “Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác” và “với từng người thì khoan thứ”.
Nhà sử học thời Nguyễn Phan Huy Chú (1782-1848) đã khẳng định: “hiếu là luân thường của thiên hạ, là lẽ trời tồn tại của loài người”. Những bộ sách nói về chữ hiếu xưa kết hợp với những bài học về đạo đức, luân lý giảng dạy trong các trường phổ thông cùng với những tấm gương “gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo” là cơ sở lý luận và thực tiễn để các gia đình xây dựng nền nếp, gia phong phù hợp với mình.
Hiện nay thực hành đạo hiếu trong mỗi gia đình có một thuận lợi vô cùng to lớn là toàn xã hội đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tấm gương đạo đức của Bác Hồ là nguồn vô tận để giáo dục đạo đức nói chung, chữ hiếu nói riêng cho tất cả thế hệ gia đình người Việt.
Trong giáo dục đạo đức ở gia đình (dù là gia đình truyền thống với nhiều thế hệ hay gia đình hạt nhân có hai thế hệ) đều phải tuân theo quá trình tâm lý phù hợp. Đó là từ giáo dục ý thức đạo đức đến xây dựng tình cảm đạo đức để dẫn tới kết quả cuối cùng là hành vi đạo đức, thói quen đạo đức ở mỗi con người.
Điều cốt yếu để thực hành đạo hiếu là luôn luôn xây dựng, bồi đắp tình thương yêu giữa các thế hệ trong gia đình. Từ tình thương yêu sẽ nảy sinh sự quan tâm, ý thức trách nhiệm và cả sự tha thứ, khoan dung, độ lượng… vốn là “tính bản thiện” ở mỗi con người.
Việc thực hành đạo hiếu để hoàn thiện nhân cách là quá trình “gian nan rèn luyện” nhưng thành công sẽ đem lại hạnh phúc không chỉ cho một người, một gia đình mà cả cộng đồng xã hội.
Ý kiến bạn đọc