Multimedia Đọc Báo in

TP. Buôn Ma Thuột: Báo động tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

04:51, 12/03/2012

Theo thống kê của Trung tâm Dân số-KHHGĐ TP. Buôn Ma Thuột,  tỷ số giới tính (trai/gái) khi sinh trong năm 2011 trên địa bàn thành phố là 110 bé trai/100 bé gái, cao hơn năm 2010 (109 bé trai/100 bé gái). Bình thường tỷ số này là 105 (dao động 103-107 bé trai/100 bé gái). Dự báo mức sinh cũng như tỷ số giới tính khi sinh sẽ còn tăng trong năm 2012.

Mất cân bằng giới tính là nỗi lo của tương lai.

Để hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, trong năm 2011, Trung tâm Dân số-KHHGĐ TP. Buôn Ma Thuột đã tổ chức 17 buổi nói chuyện chuyên đề về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, lồng ghép tuyên truyền Luật Bình đẳng giới cho các đối tượng còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ”; phối hợp với Đài Truyền thanh-Truyền hình, Hội Phụ nữ và các ban ngành, đoàn thể tuyên truyền về chính sách dân số, pháp lệnh dân số sửa đổi; lồng ghép tuyên truyền chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình trong các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ của các đoàn thể… Đầu năm 2012, Trung tâm Dân số thành phố còn nghiên cứu đề tài khoa học “Khảo sát thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Buôn Ma Thuột” để tìm ra nguyên nhân và có giải pháp can thiệp kịp thời.

Tuy vậy, mất cân bằng giới tính khi sinh đang là một vấn đề đáng báo động đòi hỏi công tác Dân số-KHHGĐ TP. Buôn Ma Thuột cần được đẩy mạnh hơn; đặc biệt là cần tăng cường tuyên truyền để người dân nắm được nội dung của Nghị định số 55/2009 - quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới; Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh dân số; tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của người dân, dần xóa bỏ quan niệm “phải có con trai nối dõi tông đường”. Bên cạnh đó,  ngành chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra các cơ sở siêu âm xác định giới tính khi sinh; áp dụng những chế tài xử phạt, xử lý nghiêm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức.

 Võ Thảo
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.