Multimedia Đọc Báo in

Hai anh em khuyết tật cần được giúp đỡ

11:52, 16/10/2013
Gia đình anh Tạ Quang Khấm (trú tại khối 8, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar) trước đây cũng như bao gia đình khác được sống những ngày hạnh phúc với 4 đứa con: 2 trai, 2 gái mạnh khỏe. Tuy nhiên, hạnh phúc chẳng được bao lâu, hai cậu con trai của anh chị là Tạ Quang Khánh (SN 1996) và Tạ Quốc Khanh (SN 1997) đến năm 10 tuổi thì bất ngờ ngã bệnh; tay, chân cứ teo dần rồi bị liệt hẳn.

Mặc dù được địa phương, người thân, bè bạn, bà con lối xóm giúp đỡ  đưa 2 cháu đi TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội để chạy chữa nhưng tình trạng của các cháu vẫn không thuyên giảm. Gia đình đưa các cháu về Trung tâm Phục hồi chức năng trẻ khuyết tật huyện Ea Kar để chữa bằng châm cứu, bấm huyệt, kết hợp vật lý trị liệu một thời gian nhưng cũng không có kết quả khả quan nên đành cho các cháu về thuốc thang tại nhà; dù nay đã ở tuổi 16, 17 nhưng mỗi cháu chỉ nặng 15kg.

Hiện nay gia đình anh Khấm thuộc diện hộ nghèo, mọi chi phí sinh hoạt chỉ trông vào 4 sào đất cằn cỗi trồng bắp, đậu và từ công việc đi quét chợ của anh Khấm. Cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh gia đình anh, Mặt trận Tổ quốc đã hỗ trợ xây dựng nhà ở; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội huyện đã làm hồ sơ để hai cháu Khánh và Khanh hưởng chế độ bảo trợ xã hội (mỗi cháu được trợ cấp 360.000 đồng/tháng. Tuy nhiên mọi sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình, bè bạn, bà con lối xóm cũng chỉ trong giới hạn. Để gia đình anh Khấm yên tâm làm ăn và có điều kiện tiếp tục chữa trị, thuốc thang cho hai người con khuyết tật và nuôi hai con gái ăn học vẫn rất cần sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, cá nhân có lòng hảo tâm…

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Quỹ Tấm lòng vàng Báo Dak Lak, 23 Lê Duẩn - TP. Buôn Ma Thuột - Dak Lak.

Trương Nhất Vương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.