Multimedia Đọc Báo in

Một gia đình có 3 người mắc bệnh hiểm nghèo

09:06, 04/11/2015
Gia đình bà Lê Thị Kim Liên (SN 1963) ở thôn 4, xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo) có hoàn cảnh đáng thương, rất cần các nhà hảo tâm giúp đỡ để phần nào vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Bà Lê Thị Kim Liên đang chăm sóc chồng là Lê Ngọc Hùng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
Bà Lê Thị Kim Liên đang chăm sóc chồng là Lê Ngọc Hùng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Bà Liên và chồng là Lê Ngọc Hùng (SN 1974) từ xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) lên Đắk Lắk sinh sống từ năm 1993. Năm 1995 họ sinh được một người con gái, tuy nhiên lại mắc chứng động kinh từ nhỏ, đến 5 tuổi thì bị tâm thần. Năm 1997 bà Liên bị bệnh u bướu ác tính ở cổ không thể mổ. Sức khỏe bà Liên ngày càng yếu dần, những khi trái gió trở trời hay bị sốt cao, co giật. Gia cảnh khó khăn vì không có đất đai canh tác, cuộc sống chỉ trông chờ vào người chồng quanh năm làm thuê. Bà con lối xóm thương tình cho mượn đất để dựng tạm căn nhà để ở. Họa vô đơn chí, đầu năm 2014, ông Hùng bị ốm nặng phải nằm một chỗ, đứa con gái bị tâm thần phải gửi nhờ nhà người quen ở thị trấn Buôn Trấp (huyện Krông Ana). Hằng ngày, bà Liên ở Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh để chăm chồng. Các bác sĩ chẩn đoán ông Hùng bị suy nhược cơ thể, suy thận mãn tính, viêm đa khớp và hiện đã bị liệt 2 chi dưới. Bà Liên cho hay, gia đình bà thuộc hộ nghèo của xã, được Nhà nước cấp Bảo hiểm y tế nên không mất tiền thuốc và viện phí, nhưng hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, không biết lấy đâu ra tiền ăn để nuôi chồng bệnh tật. Bà Liên nghẹn ngào: “Giờ đây tôi chỉ biết trông cậy vào các tấm lòng hảo tâm giúp đỡ để gia đình tôi vượt qua cơn hoạn nạn này”.

Mọi sự giúp đỡ xin được gửi về địa chỉ: Lê Thị Kim Liên, thôn 4, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, ĐT: 01634218367; hoặc Quỹ Tấm lòng vàng Báo Đắk Lắk, địa chỉ 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.