Multimedia Đọc Báo in

Một gia đình có hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ

08:39, 30/03/2016

Hơn 20 năm trước, gia đình ông Đinh Xuân Lòng (67 tuổi) và bà Đinh Thị Bao (66 tuổi) từ Quảng Bình vào thôn 5, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar sinh sống. Do không có đất sản xuất nên hai vợ chồng ông bà quanh năm chỉ đi làm thuê kiếm sống nuôi 6 người con. Đến tuổi trưởng thành, các con của ông bà đều xây dựng gia đình rồi đi làm thuê kiếm sống khắp nơi.

Vợ chồng ông Lòng trong căn nhà nhỏ của mình.
Vợ chồng ông Lòng trong căn nhà nhỏ của mình.

Ngoài ngôi nhà thấp lè tè rộng khoảng gần 20 m2 để hai vợ chồng ông bà trú mưa che nắng, bên trong không có bất cứ món đồ nào có giá trị. Thu nhập chính của gia đình ông bà chỉ vỏn vẹn từ 50 cây cà phê già cỗi. Ông Lòng than thở: “Do không có vốn đầu tư, chăm sóc nên vụ vừa qua chúng tôi thu hoạch cà phê bán gần được 900.000 đồng. Cả nhà chỉ có cái đệm do Hội Chữ thập đỏ huyện tặng là có giá trị. Hằng tháng, cả gia đình chỉ trông mong vào tiền trợ cấp người cao tuổi của cụ Xáo (180.000 đồng) và trợ cấp hộ nghèo để sinh sống qua ngày”. Cuộc sống đã thiếu trước hụt sau, ông bà còn phải chăm sóc cụ Đinh Thiện Xáo (87 tuổi, bố bà Bao) bị bệnh nằm liệt giường hơn 5 năm nay. Bản thân ông bà sức khỏe cũng rất yếu vì mang trong mình rất nhiều bệnh tật. Bà Bao nghẹn ngào: “Tôi bị mắc bệnh ung thư, nên chẳng biết sống được đến lúc nào. Tôi mà có mệnh hệ gì thì chẳng biết gia đình sẽ ra sao vì mọi chuyện từ ăn uống đến vệ sinh cá nhân của cụ Xáo đều do một tay tôi chăm sóc”.

Hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông Lòng đang rất mong nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân có lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: ông Đinh Xuân Lòng, thôn 5, xã Ea Tar (huyện Cư M’gar) hoặc Quỹ Tấm lòng vàng,  Báo Đắk Lắk, 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột.

Duy Tiến


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.