Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh bi đát của hai mẹ con mắc bệnh hiểm nghèo

09:37, 30/07/2016

Vợ chồng anh Trần Quốc Thải và chị Nguyễn Thị Hiệp (thôn 6, xã Ea Kiết, huyện Cư M'gar) có 3 đứa con thì đứa con trai đầu Trần Quốc Toản (SN 2007) bị mắc bệnh bại não bẩm sinh.

Những năm qua, vợ chồng chị Hiệp đã đưa con đi chữa bệnh khắp nơi, bán hết tài sản có giá trị như đất đai, nhà cửa… Hằng ngày, anh chị đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy để lấy tiền trang trải cuộc sống và thuốc thang cho con nhưng bệnh tình của Toản vẫn không khá hơn được. Căn nhà gỗ dột nát hiện nay gia đình anh chị đang ở là do một người hàng xóm cho mượn.

Bà Nhâm đang chăm sóc con dâu.
Bà Nhâm đang chăm sóc con dâu.

Đầu tháng 6-2016, chị Hiệp thấy tay chân bủn rủn, khó chịu trong người, Anh Thải đưa vợ đi bệnh viện tỉnh, rồi chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bác sĩ kết luận chị bị bệnh tim, viêm cầu thận, tràn dịch màng phổi. Từ đó, chị Hiệp thường xuyên phải nhập viện điều trị bởi chị thường xuyên lên cơn sốt, co giật rồi lả đi. Từ ngày vợ bệnh, anh Thải càng thêm vất vả, lam lũ làm đủ mọi việc kiếm tiền. Mẹ anh là bà Nguyễn Thị Nhâm (63 tuổi) phải thay con trai chăm sóc chị Hiệp và 3 cháu nhỏ. Chứng kiến cảnh bà mẹ chồng chăm sóc con dâu ốm yếu, mấy đứa cháu nội đứa thì nằm lăn lóc giữa nhà, đứa đói lả ngủ thiếp trên ghế, ai cũng thấy xót lòng. Ông Nguyễn Văn Tiến, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Ea Kiết cho biết: “Gia đình chị Hiệp là một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bởi hai mẹ con đều bệnh hiểm nghèo, đất sản xuất không có. Hiện nay chúng tôi cũng đang vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn xã quyên góp để giúp đỡ gia đình chị Hiệp vượt qua hoàn cảnh éo le”.

Gia đình chị Hiệp đang rất cần sự chia sẻ, hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức có tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Trần Quốc Thải, thôn 6, xã Ea Kiết (huyện Cư M'gar), điện thoại 0989.014.889. Hoặc Quỹ “Tấm lòng vàng”, Báo Đắk Lắk, 23 Lê Duẩn, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.      

Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.