Multimedia Đọc Báo in

Hoàn cảnh đáng thương của người mẹ già yếu và con trai bệnh nặng

08:37, 06/06/2017

Anh Đinh Văn Kiền (39 tuổi) đang bị bệnh hiểm nghèo sống cùng mẹ là bà Ma Thị Thiến (69 tuổi, dân tộc Tày) ở thôn 17 Ea Bar (huyện Buôn Đôn).

Hoàn cảnh của hai mẹ con anh Kiền rất khó khăn. Bà Thiến không được minh mẫn; hằng ngày, anh Kiền phải đi làm thuê khắp nơi để trang trải cuộc sống của mẹ và bản thân mình. Tháng 11-2011, trên đường đi làm về, anh Kiền bị tai nạn giao thông, phải điều trị gần 1 tháng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn. Đầu tháng 1-2017, anh mắc bệnh nặng phải nằm viện; đến tháng 4-2017 anh được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bác sĩ chẩn đoán anh mắc chứng bệnh thần kinh não – di chứng do tai nạn giao thông năm 2011, máu đông lâu năm đã chuyển thành sỏi trong não. Bác sĩ đề nghị gia đình chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) để mổ lấy sỏi ra mới cứu được tính mạng.

Hai mẹ con anh Kiền.
Hai mẹ con anh Kiền.

Từ ngày anh Kiền bị bệnh, nguồn thu nhập của hai mẹ con không còn nên cũng không biết kiếm đâu ra tiền để đưa anh đi mổ. Anh chỉ điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh 2 lần rồi thôi. Bệnh tình ngày càng nặng; anh Kiền nằm liệt một chỗ, không  nhận ra người thân, không nói được. Nhà không có gì ăn, bà Thiến thì bữa ăn bữa nhịn, tiền mọi người đến thăm cho thì để dành mua cháo gói cho anh Kiền ăn; nhiều khi tiền để mua gói cháo cũng không có. Không có tiền mua thuốc hạ huyết áp, mỗi lần huyết áp lên cao là anh lại bị co giật. Ngôi nhà gỗ mục nát phải che bạt cho khỏi ướt không còn thứ gì đáng giá…

Hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con anh Kiền đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: bà Ma Thị Thiến, thôn 17, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn; hoặc số điện thoại: 0167.501.5195 (gặp cô Nhật).

                                                                                                  Nhật Minh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.