Multimedia Đọc Báo in

Vượt lên số phận tật nguyền làm người có ích

15:03, 10/10/2010

Do di chứng chất độc da cam từ người cha là Bộ đội Trường Sơn, anh Võ Văn Vĩnh, thị trấn Ea Pôk (Cư M’gar) sinh ra đã bị liệt đôi chân. 

Dù bị liệt đôi chân nhưng Vĩnh rất ham học và học giỏi. Sau khi tốt nghiệp THPT, thương cha mẹ vất vả, nhà lại nghèo và đông anh em nên Vĩnh không thi đại học mà vào TP. Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử; sau khi thạo nghề, anh đi làm công cho các cơ sở ở TP. Hồ Chí Minh để kiếm sống và giúp đỡ cha mẹ ở quê nhà.

 

Với trăn trở tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo khó, năm 1998 anh trở về Ea Pôk mở một tiệm sửa chữa điện tử nhỏ từ 3 triệu đồng tích cóp được. Có tay nghề cao đồng thời lại lấy tiền công rẻ, đặt chất lượng lên hàng đầu nên tiệm của anh ngày càng đông khách, ăn nên làm ra. Anh lại suy nghĩ phải mở rộng quy mô cơ sở và tuyển thêm thợ, mở thêm nghề. Anh bắt đầu mày mò sang một nghề mới: mộc mỹ nghệ. Sau một thời gian học nghề ở Đà Nẵng, Bắc Ninh, Nam Định là quê hương của những nghệ nhân bậc thầy trong cả nước về đồ gỗ mỹ nghệ, anh về mạnh dạn đầu tư mở xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và tuyển lao động cũng là người khuyết tật như mình vào làm việc. Anh luôn quan tâm đến tâm tư tình cảm của từng lao động trong cơ sở của mình và động viên giúp đỡ họ kịp thời những lúc khó khăn hoạn nạn. Đến nay cơ sở Nhật Vĩnh của anh đã đào tạo được gần 100 người có tay nghề vững vàng đồng thời tạo công ăn việc làm cho những anh chị em có nhu cầu ở lại làm việc sau khi đã học xong với mức lương bình quân từ 2 -2,5 triệu đồng/tháng. Trừ mọi chi phí mua sắm trang thiết bị điện tử, gỗ nguyên liệu và nhân công, ông chủ Vĩnh cũng có nguồn thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Song có lẽ niềm vui và hạnh phúc lớn nhất của anh là cô gái nhà bên cảm phục nghị lực đã cùng anh kết tóc xe duyên; đến nay anh chị đã có hai cháu trai khỏe mạnh học giỏi. Tâm nguyện lớn nhất của anh là trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô xưởng và thu hút được nhiều anh chị em tàn tật về cơ sở của mình học nghề. 

 

Lam Sơn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.