Multimedia Đọc Báo in

Một cựu chiến binh nhiệt tình gương mẫu

09:01, 06/04/2012

Quê ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), tình nguyện nhập ngũ khi vừa tròn 17 tuổi, ông Trần Xuân Bính đã đạt được nhiều công trạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, được Đảng, Nhà nước tặng nhiều Huân chương cao quý.

Ông Bính nhiệt tình tham gia công tác trường học.

Trở về với cuộc sống đời thường, chuyển vào sinh sống tại tổ 1, khối 8, thị trấn Phước An (Krông Pak), phát huy phẩm chất người lính, ông luôn hăng say lao động sản xuất và công tác xã hội. Từ năm 2007 đến nay, ông liên tục được bầu làm Chi hội trưởng chi hội Cựu chiến binh khối 8. Với vai trò và nhiệm vụ của mình, ông luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực chủ động triển khai thực hiện các Nghị quyết, nhiệm vụ do tổ chức hội các cấp đề ra. Do vậy, các hội viên cựu chiến binh trong khối đều phát huy bản chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở. Ông Trần Xuân Bính còn tích cực tham gia các phong trào xây dựng khu dân cư văn hóa, cùng các đoàn thể xây dựng đường giao thông; thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế gia đình. Hội Cựu chiến binh khối 8 hiện có 21 hội viên, hằng năm các hội viên đều tự nguyện đóng tiền làm quỹ hội, số tiền thu được dùng để cho các hội viên vay lấy vốn sản xuất, tăng gia, hay dùng để thăm hỏi mỗi khi trong hội có người ốm đau. Nhờ vậy, đời sống của các hội viên đã được cải thiện, tinh thần đồng đội được gắn kết bền chặt. Với những việc làm đó, Chi hội Cựu chiến binh khối 8 luôn đạt danh hiệu “vững mạnh".

Trong gia đình, ông Bính còn là tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Các con ông đều chăm ngoan, học giỏi, có người hiện đang học ngành Hậu Cần trong quân đội. Tấm gương của cựu chiến binh Trần Xuân Bính thật đáng để mọi người học tập.

Ngọc Hân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.