Multimedia Đọc Báo in

Một cán bộ nông dân nhiệt tình trong công tác và làm kinh tế giỏi

09:01, 12/09/2012

Hơn mười năm làm cán bộ Ban tự quản buôn, anh Y Blum Byă đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc vận động bà con phát triển sản xuất và xây dựng buôn Tliêr, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) trở thành Buôn văn hóa vào năm 2006, bản thân anh vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Từ năm 2007 đến nay, anh được bà con nông dân tín nhiệm  làm Phó Chủ tịch Hội nông dân xã Hòa Phong.

Là một đảng viên, một cán bộ Hội Nông dân  “miệng nói tay làm”, anh Y Blum Byă luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, được quần chúng mến phục. Trước đây, khi thấy bà con ở các thôn người Kinh chuyển đổi sang trồng cây đậu trắng mang lại  hiệu quả kinh tế cao, Y Blum đã mạnh dạn học tập kinh nghiệm trồng 2 ha, đồng thời vận động bà con làm theo. Đậu trắng được mùa, được giá, nhiều gia đình nhanh chóng thoát nghèo và bước đầu đã có tích lũy, đời sống của bà con trong buôn cải thiện đáng kể. Sau đó, cây đậu trắng không còn có hiệu quả kinh tế, anh trăn trở cần phải tìm một loại cây trồng khác thay thế. Giữa lúc đó, cây ngô lai đang được thị trường tiêu thụ mạnh, Y Blum bàn với bà con trong buôn mạnh dạn xóa bỏ lối canh tác manh mún, tập trung khai hoang và hình thành nên vùng chuyên canh cây ngô lai. Ý tưởng này được Chi bộ và bà con đồng tình nên cánh đồng 132 của buôn rộng  hàng trăm ha đã được đưa vào sản xuất đại trà cây ngô lai. Nhờ đó, kinh tế các hộ trong buôn phát triển bền vững, nhiều gia đình xây dựng được nhà ở kiên cố, mua sắm phương tiện sản xuất và sinh hoạt có giá trị, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35% xuống còn 14,97%.

Bên cạnh đó, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, Y Blum đã phối hợp chặt chẽ với Bí thư chi bộ và Ban tự quản buôn, tăng cường vận động bà con không bán chiêng, bán ché; hằng năm duy trì các lễ hội cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng mừng thọ…; xóa bỏ những hủ tục lạc hậu như nối dây, ăn uống mất vệ sinh nơi chôn cất; vận động bà con hoàn thành tốt các nghĩa vụ xây dựng địa phương. Ngoài việc góp công sức, hiện nay mỗi năm bà con trong buôn còn đóng góp hàng chục triệu đồng sửa chữa, nâng cấp đường giao thông nội vùng, góp phần làm cho bộ mặt của buôn ngày càng khang trang, đổi mới.

Không chỉ làm tốt công tác xã hội, gia đình anh Y Blum còn là điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, đi đầu trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với 5 ha ngô lai, mỗi năm cho thu hoạch từ 40-43 tấn, 6.800 m2  ruộng nước với năng suất bình quân 5 tấn/ha/vụ; 1,3 ha sắn, trong chuồng có 18 con trâu bò, gia đình anh có thu nhập hằng năm trên 200 triệu đồng. Nhờ vậy, gia đình anh đã mua sắm được nhiều phương tiện sản xuất như máy móc, xe công nông, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và xây được ngôi nhà khang trang trị giá gần 500 triệu đồng.

Mai Viết Tăng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.