Multimedia Đọc Báo in

Vừa làm kinh tế giỏi, vừa nhiệt tình với công tác hội

07:41, 10/09/2012

Năm 1989, chồng và các con của bà Đỗ Thị Lan từ quê hương Thái Bình vào lập nghiệp tại thôn 10, xã Tân Hòa (huyện Buôn Đôn), còn bà Lan vẫn ở lại quê để dạy học. Cuộc sống “một chốn hai quê” khiến gia đình bà gặp rất nhiều khó khăn nhưng bà vẫn động viên chồng con không nản lòng, tích cực lao động sản xuất.

Năm 1990, sau khi nghỉ hưu, bà mới được đoàn tụ với chồng con. Một năm sau, gia đình bà mua được 5 sào đất trồng cà phê. Đất đai ít ỏi nhưng nhờ biết tính toán, lại cần cù chịu khó lao động và biết tích lũy nên kinh tế gia đình bà Lan dần ổn định. Năm 1993, chồng qua đời vì vết thương tái phát, một mình bà Lan chèo chống nuôi con. Một thời gian sau, bà mua thêm được 1,7 sào đất trống để trồng ngô, đậu và nuôi thêm heo, gà. Nhờ chịu khó tìm hiểu, học hỏi và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên thu nhập ngày càng ổn định, hiện nay mỗi năm gia đình bà có nguồn thu ổn định 200-250 triệu đồng. Năm 2011, bà đã xây dựng được một ngôi nhà khang trang trị giá hơn 900 triệu đồng.

Bà Đỗ Thị Lan trước ngôi nhà mới xây khang trang.
Bà Đỗ Thị Lan trước ngôi nhà mới xây khang trang.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, bà còn tích cực tham gia công tác xã hội. Với cương vị Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn, bà luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ban ngày bận việc nương rẫy, ban đêm bà lại dành thời gian tổ chức tập dưỡng sinh, văn nghệ cho các cụ người cao tuổi. Không những thế, bà còn luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như: chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cho vay không tính lãi… Với những thành tích xuất sắc trong công tác hội người cao tuổi, bà Đỗ Thị Lan đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

 Minh Nhật

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.