Multimedia Đọc Báo in

Người thương binh vượt khó làm kinh tế giỏi

08:59, 14/01/2013

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xã Cư Drăm (Krông Bông), Y Bhiôl, tên thường gọi là Ama Út đã sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1968 ông nhập ngũ và thuộc lực lượng Huyện đội H9, tới năm 1970 chuyển sang công tác trong lực lượng an ninh thuộc Công an tỉnh Dak Lak và tham gia nhiều chiến dịch. Sau 1975, ông vẫn tiếp tục tham gia truy quét Fulrô trên địa bàn. Năm 1988, ông xuất ngũ là thương binh 4/4. Những ngày đầu xuất ngũ gia đình ông gặp không ít khó khăn, vất vả. Vợ con thường xuyên bị bệnh tật, ông lại bị sốt rét ác tính hành hạ, nhà cửa dột nát… 

Ama Út bên cơ ngơi của mình.
Ama Út bên cơ ngơi của mình.

Làm thế nào để  cải thiện cuộc sống gia đình là điều khiến ông luôn trăn trở. Do đó ông tìm tòi, học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng vào việc phát triển kinh tế gia đình. Cần cù, chăm chỉ, không quản ngại khó khăn, nên từ hai bàn tay trắng đến nay ông đã có một cơ ngơi đầy đủ, với 3 ha trồng ngô 2 vụ/năm với sản lượng khoảng 30 tấn một năm, 2 ha sắn cao sản với sản lượng 25 tấn/năm, cùng 1 ha cà phê, 1 ha trồng lúa nước, thu nhập hằng năm của gia đình ông vào khoảng 200 triệu. Vừa xây dựng kinh tế gia đình, vừa tham gia công tác xã hội ở địa phương, ở phương diện nào ông cũng nỗ lực hết mình. Không chỉ dừng lại ở việc làm kinh tế giỏi cho riêng gia đình mình, ông còn tận tình hướng dẫn cho các gia đình trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về phương pháp làm kinh tế. Đến nay, hai người con của ông, một người đã lập gia đình, một đang học đại học. Dũng cảm trong thời chiến, không quản ngại khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi trong thời bình, Ama Út vẫn khiêm tốn rằng, mình cần phải cố gắng làm kinh tế giỏi hơn nhiều nữa để phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ và thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”.

Gia Hưng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.