Multimedia Đọc Báo in

Lương y mang màu áo lính

16:37, 20/03/2013

Năm 2004, anh Đỗ Văn Diện được điều động Đồn biên phòng 42 (Hải Phòng) vào nhận công tác tại Đồn biên phòng 741 (Ea Súp) với vai trò là nhân viên quân y.


Khi đó đồn mới thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, việc sinh hoạt của cán bộ và chiến sĩ gặp rất nhiều khó khăn. Sốt rét và sốt xuất huyết vẫn rất phổ biến ở địa bàn và khu vực đồn đóng quân. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị chủ yếu là người ở những địa phương khác, không quen với môi trường, khí hậu trong khi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nên sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều. Là cán bộ quân y, anh Diện đã cùng đồng đội thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh như: phát quang bụi rậm khu vực xung quanh đồn, đào rãnh thoát nước, lấp các hố nước đọng, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Ea Súp phun hóa chất diệt ruồi muỗi, tẩm màn cho toàn đơn vị. Anh cũng thường xuyên làm công tác tư tưởng, động viên cán bộ, chiến sĩ, kịp thời thăm khám và đề ra các phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ ở đồn, anh Diện còn chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho các tổ đội hoạt động dài ngày trên biên giới, luôn chuẩn bị kỹ lưỡng túi thuốc cho tổ đội mang theo mỗi khi hành quân. Nhờ sự cẩn thận, tận tụy của anh Diện, trong những năm qua, tại đồn 741 không xảy ra dịch bệnh, quân số khỏe đạt 98,6%.

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ chuyên môn, anh Diện còn tích cực tham mưu và cùng cán bộ chiến sĩ trong đơn vị làm tốt công tác xây dựng cảnh quan môi trường đơn vị, trồng cây gây rừng. Với những thành tích của mình, anh Diện đã đạt được nhiều thành tích trong phong trào thi đua: Ba năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (2010 - 2012); bốn năm liền là  Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2009 - 2012). Anh cũng được UBND tỉnh tặng bằng khen trong hai năm liên tục; được tuyên dương trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

Trang Vũ

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.