Multimedia Đọc Báo in

Một cựu chiến binh tiên phong trên mặt trận xóa đói giảm nghèo

09:50, 24/11/2013
Năm 1978, cựu chiến binh Hồ Huy đưa gia đình đến lập nghiệp tại xã Khuê Ngọc Điền (huyện Krông Bông).

 

Những ngày đầu vô vàn khó khăn, vợ chồng anh không có tài sản gì ngoài đôi bàn tay trắng, phải đi mót củ sắn để ăn đỡ đói qua ngày. Với bản tính cần cù siêng năng và quyết tâm thoát đói nghèo của người lính “Bộ đội Cụ Hồ”, anh Huy bắt tay vào khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất. Bên cạnh đó, anh còn đào ao thả cá, nuôi trâu bò lấy sức kéo và lấy phân chăm bón cây trồng. Vào thời gian nông nhàn, anh nuôi hàng nghìn con vịt thả đồng. Nhờ việc chăn nuôi kết hợp, qua nhiều năm tích góp, vợ chồng anh Huy đã xây dựng được ngôi nhà khá khang trang có trị giá vài trăm triệu đồng. Không dừng lại ở đó, để đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa trong sản xuất, vợ chồng anh còn tích góp đầu tư mua máy cày MTZ, máy bung lúa và xe ben làm dịch vụ chở nông sản, đất đá. Đến nay, mỗi năm từ việc chăn nuôi, 2 ha lúa nước hai vụ, 3 ha điều, cà phê và sắn mang lại cho gia đình anh thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, anh Hồ Huy còn sẵn sàng giúp đỡ hội viên cựu chiến binh trong chi hội và bà con ở địa phương bằng cách chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ ngày công lao động cùng với phương tiễn sẵn có. Ông Trần Văn Việt, Chủ tịch Hội CCB huyện Krông Bông nhận xét: “Không chỉ tiên phong trên mặt trận xóa đói giảm nghèo, anh Hồ Huy còn là một cựu chiến binh gương mẫu, năng nổ trong nhiều hoạt động ở địa phương. Mới đây, anh đã được biểu dương tại Hội nghị sơ kết 5 năm phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi giúp nhau xóa đói giảm nghèo huyện Krông Bông giai đoạn 2008 – 2012”.

Phan Tuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.