Multimedia Đọc Báo in

Một quân nhân trả lại thẻ ATM cho người rút tiền bỏ quên

05:52, 10/12/2013
Vào lúc 16 giờ 30 ngày 5-12, khi đến trụ ATM của Ngân hàng Đông Á tại thị trấn Quảng Phú (huyện Cư M’gar) để rút tiền thì Trung úy chuyên nghiệp Đào Đức Học, nhân viên trinh sát Ban CHQS huyện Cư M’gar phát hiện trong máy còn có thẻ của ai đó bỏ quên.
 
Máy đã được nhập mật mã, anh Học kiểm tra thấy thẻ còn tiền. Anh liền thoát máy lấy thẻ ATM rồi mang đến Phòng Giao dịch của Ngân hàng Đông Á tại thị trấn Quảng Phú nhờ cán bộ, nhân viên ở đây tìm cách trao trả cho chủ thẻ. Ngay sau đó, cán bộ của Phòng giao dịch đã liên lạc được với người bỏ quên thẻ đến nhận, là anh Bùi Văn Ân trú tại Tổ dân phố 3, thị trấn Quảng Phú. Khi nhận được tin từ cán bộ ngân hàng gọi ra nhận thẻ, anh Bùi Văn Ân mới biết mình bỏ quên vì rút tiền xong anh vội đi đón con nhỏ sắp tan giờ học. Nhận lại chiếc thẻ còn nguyên giá trị, anh Ân rất xúc động.
Cán bộ Phòng giao dịch của ngân hàng trao lại thẻ ATM cho anh Bùi Văn Ân.
Cán bộ Phòng giao dịch của ngân hàng trao lại thẻ ATM cho anh Bùi Văn Ân.

Được biết, gia cảnh của Trung úy chuyên nghiệp Đào Đức Học còn rất khó khăn, hai con còn nhỏ. Trung tá Nguyễn Thanh Bình, Phó Chỉ huy kiêm Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Cư M’gar cho biết: “Đồng chí Đào Đức Học luôn hăng hái trong mọi hoạt động, việc gì giao cho đồng chí cũng cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi vậy, khi được biết đồng chí Học nhặt được thẻ ATM trả lại người bỏ quên, mọi người trong đơn vị không bất ngờ vì đó là phẩm chất tốt đẹp của người quân nhân cách mạng”.

Tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất của Trung úy chuyên nghiệp Đào Đức Học đã được Ban Chỉ huy quân sự huyện Cư M’gar kịp thời biểu dương.

Nguyễn Trung Hải


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.