Multimedia Đọc Báo in

Hãy vì sự an toàn của con trẻ

08:47, 13/10/2019

Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy là quy định bắt buộc. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, không phải ai cũng tự giác chấp hành quy định này.

Vào những giờ tan học, ở các cổng trường không khó bắt gặp hình ảnh phụ huynh học sinh chở con em mình trên xe gắn máy mà không đội mũ bảo hiểm cho trẻ. Hỏi ra thì có rất nhiều lý do các bậc phụ huynh không đội mũ cho trẻ. Người thì cho rằng nhà gần nên không nhất thiết phải đội; người thì nói… quên mang mũ bảo hiểm cho trẻ; người thì bảo phải vừa đi làm, vừa đón trẻ nên việc mang mũ bảo hiểm theo rất bất tiện, ảnh hưởng đến công việc… 

Ban An toàn giao thông tỉnh trao mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Hoàng Tuyết
Ban An toàn giao thông tỉnh trao mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ (TP. Buôn Ma Thuột). Ảnh: Hoàng Tuyết

Có rất nhiều lý do họ cho là hợp lý để chống chế cho hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông. Thế nhưng dù với bất kỳ lý do gì thì hành vi đó đều sẽ để lại hậu quả khôn lường nếu có sự cố xảy ra. Và trong thực tế đã xảy ra rất nhiều tai nạn thương tâm chỉ bởi sự vô tâm của người lớn khi không đội mũ bảo hiểm cho con em mình khi tham gia giao thông. Đó là chưa kể đến việc không đội mũ bảo hiểm cho trẻ sẽ vô tình tác động đến ý thức, nhận thức, thói quen, hành động của chúng trong việc tự giác chấp hành pháp luật.

Thiết nghĩ, việc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi ngồi trên xe gắn máy là hành động nhỏ, nhưng có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy để tâm hơn đến hành động này, hãy vì sự an toàn của con trẻ.

Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.