Multimedia Đọc Báo in

18 năm tù dành cho kẻ giết người, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản

17:50, 10/07/2012

Ngày 10-7, Tòa án Nhân dân tỉnh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị can Nguyễn Hoài Thương (SN 1994) và Nguyễn Quốc Diễn (SN 1992) cùng trú  tại tổ dân phố Tân Hà 4, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ vì hành vi giết người, hiếp dâm, cướp tài sản và che giấu tội phạm.

Theo cáo trạng, Nguyễn Hoài Thương quen biết Nguyễn Thị Quỳnh Hương (SN 1996, trú thôn Tân Hà 4, phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ), sáng 19-5-2011 Nguyễn Hoài Thương gọi điện cho Hương đến đi đón đi chơi, cả hai đi vào khu vực rẫy cà phê thuộc địa bàn tổ dân phố Tân Hà 4 để nói chuyện. Tại đây Nguyễn Hoài Thương đòi Nguyễn Thị Quỳnh Hương trả số tiền đã mượn trước đó, hai bên xảy ra tranh cãi, bực tức Nguyễn Hoài Thương đã dùng cùi chỏ đánh vào gáy khiến Hương ngã khuỵu xuống đất, sau đó dùng tay bóp cổ, khi thấy nạn nhân không cử động thì kéo vào chỗ rẫy khuất thực hiện hành vi giao cấu. Sau khi gây án Nguyễn Hoài Thương đã báo cho bạn là Nguyễn Quốc Diễn để tìm cách phi tang xác nạn nhân, cả hai quay vào hiện trường, tên Thương lấy tài sản trên người nạn nhân gồm dây chuyền, nhẫn, đồng hồ và điện thoại di động, sau đó bỏ xác vào bao, chở đến rẫy một người dân tại buôn Yao, xã Ea Tul (huyện Cư M’gar) ném xuống giếng phi tang. Đến ngày 2-11-2011 thì người dân phát hiện ra xác nạn nhân. Ngày 12-11-2011 Nguyễn Hoài Thương và Nguyễn Quốc Diễn bị bắt giữ.

Toàn cảnh phiên tòa xét xử.

Xét thấy hành vi phạm tội của bị can Nguyễn Hoài Thương là đặc biệt nghiêm trọng, Hội đồng xét xử tuyên án Nguyễn Hoài Thương mức án 18 năm tù giam về tội giết người, 7 năm tù về tội hiếp dâm trẻ em và 4 năm tù về tội cướp tài sản. Tuy nhiên do bị can chưa đủ tuổi thành niên nên tổng mức án mà Nguyễn Hoài Thương phải chấp hành là 18 năm tù giam; bị can buộc phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền trên 120 triệu đồng. Bị can Nguyễn Quốc Diễn bị phạt 18 tháng tù giam về tội che giấu tội phạm.
 

Đăng Triều


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.