Multimedia Đọc Báo in

Bắt 3 nhóm chuyên cướp giật dây chuyền

10:40, 23/09/2013
Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7-2013, trên tuyến Quốc lộ 14 đoạn qua huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ thường xuyên xảy ra các vụ cướp giật dây chuyền của phụ nữ đi đường.

Điển hình, ngày 15-6, chị Đặng Thị Hường (SN 1969, trú tại tổ dân phố 1, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) bị 2 đối tượng đi xe máy Exciter không rõ biển số cướp giật mất sợi dây chuyền vàng đang đeo trên cổ. Ngày 1-7, chị Võ Thị Đậy (SN 1952, trú tại phường Đạt Hiếu) cũng bị 2 đối tuợng cướp giật sợi dây chuyền khi đang đi trên đường.

Trước tình hình đó, Công an thị xã Buôn Hồ đã xác lập chuyên án C0613 để điều tra, truy xét. Đến ngày 7-8, Công an thị xã đã bắt giữ 2 đối tượng: Nguyễn Phong (SN 1991) và Nguyễn Ngọc Sơn (SN 1991), cùng trú tại xã Pơng Drang (huyện Krông Buk) và đều là những đối tượng nghiện ma túy. Để có tiền chích hút, Phong rủ Sơn đi cướp giật. Tổng cộng hai tên đã gây ra 4 vụ cướp giật dây chuyền ở địa bàn thị xã Buôn Hồ.

Ngoài ra, Công an thị xã Buôn Hồ cũng đã khởi tố nhóm đối tượng thứ hai gồm 4 tên: Hồ Khắc Công (SN 1995), Nguyễn Văn Khoa (SN 1995), trú tại xã Cư Pơng (huyện Krông Puk), Trần Quang Sang (SN 1995, trú xã Ea Ngai, huyện Krông Buk) và Lê Thái Sơn (SN 1995, trú phường Thiện An, thị xã Buôn Hồ). Nhóm này khai nhận từ tháng 2-2013 đến nay đã gây ra tổng cộng 12 vụ cướp giật dây chuyền ở huyện Krông Buk và thị xã Buôn Hồ.

Trước đó, ngày 19-8, Công an huyện Krông Buk cũng đã bắt, khởi tố hai đối tượng: Nguyễn Văn Nam (SN 1996, trú tại xã Cư Pơng, huyện Krông Buk) và Mai Phạm Hùng (SN 1995, trú xã Ea Ngai, huyện Krông Buk). Nam và Hùng đều nghiện chơi game. Nam đang nợ quán Internet hơn 500 ngàn đồng, còn Hùng nợ 1,3 triệu đồng nên cả hai rủ nhau đi cướp. Tổng cộng 2 tên này đã gây ra 5 vụ cướp giật dây chuyền trên địa bàn huyện Krông Buk.

Hiện Công an huyện Krông Buk và Công an thị xã Buôn Hồ đang truy thu tang vật để trả lại cho người dân và tiếp tục hoàn tất hồ sơ để chuyển truy tố các đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Thanh Thúy


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.