Multimedia Đọc Báo in

Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm an ninh trật tự

17:12, 17/01/2019

Tỉnh ủy vừa ban hành Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 11-1-2019  về công tác bảo đảm an ninh trật tự năm 2019, trong đó nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của người đứng đầu.

Cụ thể, người đứng đầu cấp ủy chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan đơn vị phải chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn quản lý và lĩnh vực mình phụ trách; xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, là tiêu chí quan trọng khi đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý…

Chỉ thị nêu rõ, tuy đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, nhưng công tác bảo đảm an ninh trật tự tại một số địa bàn, lĩnh vực vẫn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Để làm tốt công tác bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác bảo đảm an ninh trật tự trong tình hình mới. Các cấp, các ngành làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, phòng gian bảo mật, làm tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên; tăng cường kiểm tra giám sát xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh từ cơ sở; phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm, dự báo và xử lý tình hình, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tội phạm, nhất là phòng ngừa xã hội. Đẩy mạnh công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm băng nhóm, hoạt động "tín dụng đen"...

Đặc biệt, đẩy mạnh công tác quản lý trong lĩnh vực báo chí xuất bản, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để tuyên truyền phát tán tài liệu phản động; thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo và chịu trách nhiệm giải quyết các vụ tranh chấp, khiếu kiện trên lĩnh vực địa bàn mình phụ trách không để tồn đọng kéo dài...

Hoa Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.