Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện điểm sản xuất, kinh doanh thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc

17:11, 07/03/2019

Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) vừa tổ chức đợt kiểm tra đột xuất tại các điểm sản xuất, kinh doanh thuốc Ama Kông, gồm có một số khách sạn, điểm du lịch, sân bay và bến xe khách...

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ khoảng gần 2,5 tấn nguyên liệu, thành phẩm mang thương hiệu thuốc Ama Kông không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định và công nhận về nhãn hiệu hàng hóa.

c
Công an lập biên bản thu giữ tang vật của hộ bà Nguyễn Thị Thiết ở buôn Ea Ma, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn

Đơn cử như tại gia đình bà Nguyễn Thị Thiết, trú buôn Ea Ma và hộ ông Phạm Văn Khoái ở buôn Tría A (cùng xã Krông Na, huyện Buôn Đôn), qua kiểm tra cho thấy tại đây đang sản xuất và bán thuốc nhái thương hiệu Ama Kông. Hàng loạt gói ni lông với bao bì ghi là Thuốc Ama Kông chính hiệu, có công dụng bổ thận, tráng dương… nhưng bên trong chứa những thân, rễ, vỏ, lá cây rừng mà chủ nhân không xuất trình được bất cứ giấy tờ gì để chứng minh về chất lượng hay nhãn hiệu hình ảnh, hàng hóa, nguồn gốc hợp pháp.

c
Số lượng lớn nguyên liệu giả thương hiệu Ama Kông bị tạm giữ

Theo đại tá Phạm Châu, Trưởng Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh), hiện nay, thuốc gia truyền Ama Kông chính hiệu chỉ được sản xuất và bán tại cơ sở Khăm Phết Lào (buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột), không có đại lý hay điểm bán nào lẻ khác. Những năm qua, phương thuốc gia truyền chính hiệu Ama Kông của ông Khăm Phết Lào đã được các cơ quan chức năng như: Sở Y tế, Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam và Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an… cấp phép, giấy chứng nhận, tem, nhãn là hàng hóa sản phẩm chất lượng…

Lê Thành

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.