Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Tiếp theo)
14:36, 02/07/2010
29. Hỏi: Luật gia cho biết, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư; bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm i khoản 2, điểm e khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP giữ nguyên mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (không phải xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ) mà có một trong các hành vi vi phạm trên, cụ thể:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư.
30. Hỏi: Luật gia cho biết mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi: tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe có gì khác?
Trả lời:
So với Nghị định 146, tại điểm h, l khoản 2 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã giữ nguyên mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có một trong các hành vi vi phạm trên, cụ thể phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng; bổ sung hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật (Nghị định cũ không áp dụng hình phạt bổ sung); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
31. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vượt đèn đỏ bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có thay đổi so với Nghị định 146?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, giữ nguyên mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ).
32. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định cũ?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính được điều chỉnh theo hướng tăng mức phạt tiền, cụ thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (mức phạt cũ từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên.
Trả lời:
Theo quy định tại điểm i khoản 2, điểm e khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP giữ nguyên mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (không phải xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ) mà có một trong các hành vi vi phạm trên, cụ thể:
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư.
30. Hỏi: Luật gia cho biết mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi: tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe có gì khác?
Trả lời:
So với Nghị định 146, tại điểm h, l khoản 2 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã giữ nguyên mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có một trong các hành vi vi phạm trên, cụ thể phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng; bổ sung hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật (Nghị định cũ không áp dụng hình phạt bổ sung); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
31. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vượt đèn đỏ bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có thay đổi so với Nghị định 146?
Trả lời:
Tại điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, giữ nguyên mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ).
32. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định cũ?
Trả lời:
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, mức phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính được điều chỉnh theo hướng tăng mức phạt tiền, cụ thể phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (mức phạt cũ từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên.
(Còn nữa)
LG: Quốc Huy
*Xem từ số báo ra ngày 16-5-2010
LG: Quốc Huy
*Xem từ số báo ra ngày 16-5-2010
Ý kiến bạn đọc