Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Tiếp theo)
15:06, 23/07/2010
Kỳ 11:
41. Hỏi: Đề nghị Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định 146?.
Trả lời:
Nghị định 146 quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày; trong trường hợp gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 90 ngày; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định. Tuy nhiên, tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tách hành vi trên thành 2 hành vi riêng biệt, quy định cụ thể nồng độ cồn và điều chỉnh mức phạt cho phù hợp, theo đó:
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày.
Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (không phân biệt mức độ bao nhiêu) sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên.
42. Hỏi: Vậy Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định cũ?
Trả lời:
So với Nghị định 146, tại điểm b khoản 6 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, cụ thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (mức phạt cũ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn (mức phạt này không thay đổi).
43. Hỏi: Đề nghị Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có thay đổi so với Nghị định 146?.
Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày (mức phạt cũ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 90 ngày).
44. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh; điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt thế nào?
Trả lời:
So với Nghị định cũ, tại điểm a, b, c, d khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vi phạm trên, cụ thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (mức phạt cũ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
(còn nữa)
Lg.Quốc Huy
*Xem từ số báo ra ngày 16-5-2010
41. Hỏi: Đề nghị Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định 146?.
Trả lời:
Nghị định 146 quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày; trong trường hợp gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 90 ngày; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên đối với hành vi điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định. Tuy nhiên, tại điểm i khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tách hành vi trên thành 2 hành vi riêng biệt, quy định cụ thể nồng độ cồn và điều chỉnh mức phạt cho phù hợp, theo đó:
+ Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
+ Trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày.
Ngoài ra, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (không phân biệt mức độ bao nhiêu) sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày nếu gây tai nạn giao thông nhưng chưa tới mức nghiêm trọng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn nếu gây tai nạn giao thông từ mức nghiêm trọng trở lên.
42. Hỏi: Vậy Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có tăng so với Nghị định cũ?
Trả lời:
So với Nghị định 146, tại điểm b khoản 6 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy, cụ thể phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (mức phạt cũ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng); tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn (mức phạt này không thay đổi).
43. Hỏi: Đề nghị Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn bị xử phạt thế nào? Mức phạt này có thay đổi so với Nghị định 146?.
Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày (mức phạt cũ từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 90 ngày).
44. Hỏi: Luật gia cho biết người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh; điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định bị xử phạt thế nào?
Trả lời:
So với Nghị định cũ, tại điểm a, b, c, d khoản 7 Điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi vi phạm trên, cụ thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng (mức phạt cũ từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng); giảm thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 90 ngày (mức phạt cũ) xuống 60 ngày; giữ nguyên mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
(còn nữa)
Lg.Quốc Huy
*Xem từ số báo ra ngày 16-5-2010
Ý kiến bạn đọc