Multimedia Đọc Báo in

Hỏi - đáp về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu HĐND (Tiếp theo)

14:31, 15/05/2011

24. Những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu được xử lý như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 63 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Điều 54 Luật Bầu cử đại biểu HĐND thì việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục trong ngày bầu cử. Trường hợp có những sự kiện bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Trường hợp vì lý do đặc biệt phải hoãn ngày bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử phải kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết để đề nghị Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh trình Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.

24. Những phiếu bầu cử nào là phiếu hợp lệ?

Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị quyết số 1020/2011/NQ-UBTVQH 12 thì những phiếu bầu cử sau đây là phiếu hợp lệ:
- Phiếu bầu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát, có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu bầu đủ hoặc ít hơn số đại biểu  mà đơn vị bầu cử được bầu;
- Phiếu bầu gạch tên ứng cử viên không được tín nhiệm bằng cách gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang, nhưng phải gạch hết họ và tên.

25. Những phiếu bầu cử nào là phiếu không hợp lệ?

Trả lời: Điều 65 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 56 Luật Bầu cử đại biểu HĐND, khoản 2 Điều 22 Nghị quyết số 1020/2011/NQ-UBTVQH 12 quy định những phiếu bầu cử sau đây là phiếu không hợp lệ:
- Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
- Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
- Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu (ví dụ được bầu 2 đại biểu mà để tên 3 người);
- Phiếu gạch, xóa hết họ, tên tất cả những người ứng cử;
- Phiếu ghi tên người ngoài danh sách những người ứng cử; phiếu có viết thêm; phiếu gạch vào khoảng cách giữa họ và tên hai ứng cử viên; phiếu khoanh tròn họ và tên ứng cử viên.

26. Các khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu được giải quyết như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 67 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, Điều 58 Luật Bầu cử đại biểu HĐND thì những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu phải được chuyển kịp thời cho Tổ bầu cử. Tổ trưởng Tổ bầu cử phải phân công một thành viên của Tổ bầu cử tiếp nhận, ghi vào sổ trực của Tổ, sau đó chuyển cho Tổ trưởng giải quyết. Nội dung của khiếu nại và cách giải quyết phải được ghi vào biên bản kiểm phiếu.
Trường hợp những khiếu nại mà Tổ bầu cử không giải quyết được hoặc việc giải quyết vượt quá thẩm quyền thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ vào biên bản và kịp thời chuyển Ban bầu cử giải quyết.

(Còn nữa)

 

Châu Thủy
[links()]

 


Ý kiến bạn đọc