Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu về Luật Trồng trọt (Kỳ 7)

08:42, 13/10/2019

Câu 23. Việc xuất khẩu, nhập khẩu phân bón được Luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 43 Luật Trồng trọt thì việc xuất khẩu phân bón thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 44 Luật Trồng trọt quy định về việc nhập khẩu phân bón như sau:

- Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:

+ Phân bón để khảo nghiệm;

+ Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

+ Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

+ Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;

+ Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

+ Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

+ Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;

+ Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.

Câu 24. Luật quy định như thế nào về việc đăng ký tên phân bón?

Theo quy định tại Điều 47 Luật Trồng trọt thì việc đăng ký tên phân bón được quy định như sau:

- Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.

- Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.

- Tên phân bón không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm. Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của phân bón, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Đối với phân bón hỗn hợp, trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên phân bón phải đặt theo thứ tự tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).

Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).

Câu 25. Việc sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác được pháp luật quy định như thế nào?

Điều 55 Luật Trồng trọt quy định về việc sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác như sau:

- Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương, khi xác định cơ cấu cây trồng, phải căn cứ vào tính chất lý, hóa học của đất, đặc tính sinh học của cây trồng, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ.

- Các vùng đất chuyên trồng lúa nước, trồng rau, trồng cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm và cây cảnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và định kỳ đánh giá chất lượng đất để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững.

Câu 26. Luật Trồng trọt quy định việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như thế nào?

Theo quy định tại Điều 56 Luật Trồng trọt thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:

- Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

- Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

- Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

 (Còn nữa)

Hoàng Phạm Hùng Cường (Sở Tư pháp)

 

[links()]


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.