Multimedia Đọc Báo in

Tìm hiểu quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Kỳ 7)

15:26, 31/05/2020

Câu 39. Pháp luật quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời?

Điều 7 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm thời như sau:

(1) Biện pháp ngăn chặn tạm thời được áp dụng trong thời gian chờ quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 2 Nghị định này.

(2) Các biện pháp ngăn chặn tạm thời gồm: Bắt buộc áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm; Hạn chế giao tiếp của đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế với môi trường và cộng đồng xung quanh.

(3) Thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn: Trạm trưởng Trạm Y tế xã đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này; Trưởng khoa, phòng nơi đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang khám bệnh, chữa bệnh; Người đứng đầu tổ chức kiểm dịch y tế biên giới đối với đối tượng thuộc quy định khoản 3 Điều 1 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này; Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

(4) Thời gian áp dụng biện pháp ngăn chặn: Không quá 3 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 1 Điều 1 Nghị định này; Không quá 1 giờ đối với đối tượng thuộc quy định khoản 2, 3 Điều 1 Nghị định này; Không quá 6 giờ đối với đối tượng thuộc quy định Điều 6 Nghị định này.

Câu 40. Các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được quy định như thế nào?

Điều 8 Nghị định số 101/2010/NĐ-CP quy định các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế như sau: Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 1 nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 2 Nghị định này.

Câu 41. Điều kiện đối với cơ sở thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế được quy định như thế nào?

Khoản 1 Điều 11 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định điều kiện đối với cơ sở thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

(1) Được thiết lập ở vị trí ít người qua lại. Trường hợp dùng để cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc một số bệnh thuộc nhóm B phải có phòng đệm trước khi vào phòng cách ly;

(2) Cửa ra vào và cửa sổ phải bảo đảm đủ độ kín và chắc chắn để bảo đảm áp lực âm so với khu vực bên ngoài. Trường hợp không có phòng cách ly áp lực âm phải đặt phòng cách ly ở cuối chiều gió và mở hai cửa sổ để bảo đảm thông khí;

(3) Có điện, nước sạch, khu vệ sinh độc lập và hệ thống xử lý chất thải trước khi thải vào nơi chứa chất thải.

Lực lực chức năng kiểm tra viêc thực hiện
Lực lực chức năng kiểm tra một sở kinh doanh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột tạm dừng kinh doanh trong mùa dịch Covid-19.  (Ảnh minh họa)

Câu 42. Chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế được quy định như thế nào?

Điều 14 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định về chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

(1) Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được miễn viện phí.

(2) Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế đang trong thời gian cách ly mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị thì phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ y tế; nếu người đó có thẻ bảo hiểm y tế thì việc thanh toán chi phí khám, điều trị do Quỹ bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

(3) Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm do ngân sách nhà nước bảo đảm.

(4) Các cơ sở thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế có trách nhiệm cung cấp bữa ăn cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế bảo đảm kịp thời, thuận lợi. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Ngân sách nhà nước hỗ trợ miễn phí tiền ăn cho các đối tượng là người nghèo.

(5) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể chế độ áp dụng đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế và trách nhiệm của nhà nước quy định tại Điều này.

(Còn nữa)

Nguyễn Tuấn Quang (Sở Tư pháp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.