Multimedia Đọc Báo in

Cậu học trò người Mông vượt khó học giỏi

11:03, 22/05/2011

Ở Trường THCS Cư Pui, xã Cư Pui (Krông Bông), em Giàng Mĩ Quảng, dân tộc Mông, học sinh lớp 7B được nhiều người biết đến như một tấm gương học sinh nghèo vượt khó học giỏi điển hình.

Gia đình Giàng Mĩ Quảng từ Tuyên Quang vào định cư ở thôn Ea Lang, xã Cư Pui từ năm 2003. Quảng là con đầu trong gia đình có 4 anh em; bố của em bị bệnh sỏi thận kinh niên, thường xuyên phải đến bệnh viện điều trị nên mọi việc nương rẫy, đồng áng hầu hết đều do mẹ và Giàng Mĩ Quảng gánh vác. Hằng ngày, cứ buổi sáng đến trường, buổi chiều em lại lên rẫy giúp mẹ. Ngoài làm rẫy, em còn tranh thủ đi tỉa bắp, đậu thuê cho các hộ gia đình trong buôn để có thêm khoản thu nhập. Căn nhà đơn sơ chừng 30m2 của gia đình em được xếp vào diện nhà nhỏ và tuềnh toàng nhất thôn Ea Lang.

Vất vả là vậy nhưng Quảng rất chăm học và học rất giỏi với thành tích 7 năm liền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Con đường từ nhà đến trường THCS Cư Pui dài hơn 10 km đường rừng hiểm trở nhưng chưa bao giờ Quảng đến muộn hay nghỉ học.  Quảng học đều các môn, nhưng em thích nhất là môn Toán và Vật lý. Ở lớp, em rất chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài và tích cực xây dựng bài và làm bài tập; bài nào chưa hiểu em mạnh dạn hỏi để thầy cô giải đáp. Quảng còn thường xuyên gần gũi, giúp đỡ bạn bè nên em luôn được thầy cô giáo và bạn bè yêu quý.

Giàng Mĩ Quảng và thầy giáo Thanh chủ  nhiệm lớp 7B.
Giàng Mĩ Quảng và thầy giáo Thanh chủ nhiệm lớp 7B.

Thầy Nguyễn Văn Bền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Cư Pui nhận xét: “Em Giàng Mĩ Quảng ham học và rất  thông minh. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng không vì thế mà em xao nhãng chuyện học hành. Em là một trong những học sinh người Mông tiêu biểu nhất của trường”. Khi được hỏi về ước mơ của mình, Giàng Mĩ Quảng cho biết: “Em mong học thật giỏi, vào được đại học và sau này trở thành một doanh nhân để giúp đỡ cho gia đình và mọi người thôn Ea Lang có cuộc sống sung túc, no đủ” .

 

Nguyễn Trung Thu

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.