Hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội:
Nón làng Chuông
18:55, 01/07/2010
"Muốn ăn cơm trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông", câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời, nó cũng là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề hơn 300 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng lịch sử đất nước, nghề làm nón làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) ngày càng phát triển.
Sự ra đời của nón làng Chuông được xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất của người dân khu vực đồng bằng Bắc bộ. Chiếc nón không chỉ là công cụ để che nắng, che mưa, chống lại gió rét khi ra đồng hay chạy chợ, nó còn là vật trang sức của các bà, các mẹ, của chị em.
Sự ra đời của nón làng Chuông được xuất phát từ thực tiễn lao động sản xuất của người dân khu vực đồng bằng Bắc bộ. Chiếc nón không chỉ là công cụ để che nắng, che mưa, chống lại gió rét khi ra đồng hay chạy chợ, nó còn là vật trang sức của các bà, các mẹ, của chị em.
Nón làng Chuông có 16 vòng, vòng ngoài cùng to nhất, rộng nhất, các vòng sau nhỏ dần theo hình khuôn nón. Vòng nón được người dân làng Kim Thư – làng liền kề với làng Chuông làm. Vì là “làng trên xóm dưới” nên những người thợ của làng Kim Thư dường như biết được tính nết của người thợ khâu nón làng Chuông. Bởi vậy, chiếc vòng nón được những người thợ hết mình chau chuốt từ đường dao pha đến dao vót sao cho mượt mà, đều đặn, không chắp, không gợn. Nếu người thợ vót không khéo, chỉ một chút cẩu thả thôi sẽ làm vành nón bị cộm, mặt nón khi hoàn chỉnh sẽ không đều, không phẳng. Chính yêu cầu gắt gao này mà bao đời qua, vòng nón làng Kim Thư đã cùng bàn tay người khâu nón làng Chuông tạo nên thương hiệu nón Chuông.
Mo tre, mo nứa những nguyên liệu không thể thiếu để làm nón (Ảnh: Internet) |
Qua bàn tay khéo léo của người thợ, những chiếc nón được hoàn tất, đưa ra chợ bán (Ảnh: Interrnet) |
Với tình yêu nghề, dường như mỗi một công đoạn làm nón người làng Chuông đều cố gắng để lại dấu ấn riêng của mình. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường, hiện nón làng Chuông còn được làm với hình thức, mẫu mã, chủng loại phong phú hơn để phục vụ xuất khẩu, phục vụ các đoàn nghệ thuật và làm quà tặng cho các hội nghị lớn cũng như làm quà tặng mỗi chuyến ra nước ngoài. Thương hiệu nón làng Chuông cùng chiếc áo dài thướt tha đã làm đẹp hơn, ấn tượng hơn hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam.
Nam Hà
Ý kiến bạn đọc